Nht, Phn 2

Song Thao

 

 

K:\Documents\My Pictures\2016-NHật và Đại Hàn-Sĩ\IMG_4358.JPG

Phe ta tắm suối nước nóng

 

 

 

Suối nước nóng mà chúng tôi phải vất vả qua hai chuyến xe lửa, một chuyến xe buưt để tới, mang tên Yubara Onsen. Onsen đọc theo âm Hán-Việt là “ôn tuyền”. “Ôn” là ấm, nóng, “tuyền” là suối. Tại đất nước Nhật có nhiều núi lửa c̣n đang hoạt động. Yếu tố thiên nhiên tưởng chừng như khắc nghiệt này lại tạo ra được hơn 20 ngàn nguồn suối nước nóng. Những con suối thường tập trung ở vùng nông thôn, nơi có cảnh sắc thơ mộng và tĩnh lặng. Không phải tất cả các suối nước nóng đều được mang danh hiệu onsen cả đâu. Chỉ có những suối đáp ứng được đúng tiêu chuẩn về nhiệt độ và khoáng chất mới được coi là một onsen. Những khu tắm nước nóng trong các khách sạn hay nhà nghỉ thường chỉ là nước nấu nóng nên không được coi là onsen. Thứ nước nóng tắm hạng hai này được gọi là sentou.

 

Tắm suối nước nóng onsen là một khía cạnh văn hóa của đất nước này. Ngày xưa, khi các nông dân gặt xong mùa màng, thời khắc rảnh rang này họ t́m tới các suối nước nóng, mang theo thức ăn, ngâm ḿnh trong nước nóng để phục hồi sức khỏe. Sống giữa thiên nhiên, họ cũng…thiên nhiên. Trai gái, già trẻ đều tô hô không một mảnh vải che thân khi xuống tắm. Theo văn hóa…tô hô này th́ cởi bỏ tất cả những vướng víu trên thân xác là một cách ḥa nhập với thiên nhiên. Ngoài ra, khi thoát ra khỏi vải vóc che thân, mọi người đều b́nh đẳng, không c̣n giầu nghèo, không c̣n địa vị, tất cả đều giống nhau như khi mới chào đời. Giao tiếp với nhau khi trần truồng khiến con người đồng cảm và thân thiết hơn, phá bỏ mọi rào cản về chức tước, địa vị, nghề nghiệp. V́ các suối nước nóng onsen thường chỉ có ở vùng quê nên dân thành thị muốn t́m được nơi để xả stress thường phải dùng xe lửa về các miền quê. Họ đi theo từng gia đ́nh, công sở hay từng nhóm bạn bè để có thể tâm t́nh với nhau trong hơi nước khoáng nóng.

 

Tắm tiên có văn hóa cao như vậy nên du khách tới Nhật mà chưa tắm onsen th́ coi như chưa tới Nhật. Câu người ta thường nói: “Du lịch Nhật Bản mà chưa tắm tiên th́ mới chỉ coi như đang ở biên giới”. Có lẽ chúng tôi muốn chứng tỏ là ḿnh đă thực sự vượt biên giới nên chịu vất vả đi tắm onsen.

 

Biên giới nam nữ trong việc tắm suối nước nóng là chuyện gây nhiều tranh căi. Nguyên thủy nam nữ cứ tô hô tắm chung. Dân Nhật coi đây là chuyện thường không thành vấn đề nhưng từ khi văn hóa phương Tây du nhập vào Nhật Bản, dân Nhật mới phải xét lại vấn đề. Tới thời Minh Trị Thiên Hoàng th́ đă có những nhà tắm nam nữ riêng biệt hoặc chia giờ tắm cho nam nữ khác nhau.

 

Nơi Yubara Onsen mà chúng tôi tới th́ không hiểu sao vẫn nam nữ ḥa đồng. Trời mưa lất phất nên suối không đông lắm, chỉ khoảng mươi…tắm sĩ đực rựa. Nhóm chúng tôi th́ có cả nam lẫn nữ. Nh́n người ta tắm mà phân vân, xuống hay không xuống. Không xuống th́ uổng, vượt bao nhiêu đường đất, mất cả ngày trời mới tới chẳng lẽ chỉ đứng nh́n khói nước bốc lên. Đúng lúc đó có một cặp vợ chồng già tới tắm. Ông chồng tô hô như những ông khác, chỉ có một chiếc khăn bé tí tẹo như khăn rửa mặt. Khi ở trên bờ th́ che hạ bộ, xuống nước th́ đội chiếc khăn trên đầu. Tuyệt đối không được thả khăn dưới nước. Thấy bà tiên khoác một chiếc áo khoác rộng xuống tắm, phe ta mới vỡ lẽ. Không có áo khoác th́ mặc áo tắm.

 

Pḥng thay quần áo chỉ vẻn vẹn là một cái hành lang dài làm bằng cây gỗ. Phía sau có vách chia thành những ngăn để mỗi người bỏ quần áo và vật dụng vào. Phía trước trống rỗng, chẳng màn che trướng rủ chi, được chia thành hai bên, cách nhau chỉ một tấm ván mỏng, một bên dành cho các ông, một bên cho các bà. Người đang tắm dưới suối có thể nh́n thoải mái lên chỗ thay quần áo. Mấy tiên ông dưới nước, ông nào ông nấy to mắt ngó lên. Dĩ nhiên mục tiêu của họ là bên các bà. May mà bên các bà c̣n có một chiếc màn nhỏ che một góc pḥng thay đồ.

 

Thời buổi bây giờ, cái tâm của con người không c̣n được thanh thản như trước. Vậy nên các khu onsen đă bị vẩn đục nhiều. Nhiều người lợi dụng nh́n trộm thân thể người phụ nữ. Quá hơn nữa c̣n có những người mà người ta gọi là biến thái. Bữa chúng tôi tới tắm có một thanh niên trạc ba chục tuổi, người gầy g̣ nhưng có bộ đồ ḷng khá hùng . Anh biết nói tiếng Anh nên cứ bám lấy chúng tôi để nói chuyện. Phiền một cái là anh không có lấy một mảnh vải để che chắn khi lên bờ. Anh tỉnh như người tiền sử. Anh nhông nhông lượn qua lượn lại trước khu thay quần áo của mấy bà như có ư…khoe hàng. Tôi đồ chừng anh là một loại biến thái, mắc bệnh “triển lăm” exhibitionism.

 

Ngâm ḿnh trong nước suối thiên nhiên nóng vừa phải khiến người ta thấy sảng khoái. Ngâm một lúc th́ thấy mọi thúc phọc của cuộc đời đă bỏ đi xa lắc xa lơ. Ngâm thêm một lúc nữa, mặt người nào người nấy đă đổi sang màu đỏ. Thường cứ 15 phút là phải leo lên nghỉ rồi mới xuống tiếp. Thời gian của chúng tôi không nhiều. Phải ra về cho kịp giờ chuyến xe buưt chót trong ngày nên ham hố. Mặt ửng đỏ như vừa nốc cả một chai rượu mạnh cũng thây kệ. Đường ta ta cứ đi, ḿnh ta ta cứ…ngâm. Chàng thanh niên nồng nỗng theo đúng sách vở, cứ lên xuống xoành xoạch. Thiệt phiền!

 

Bên đường phía trên suối là một khách sạn nhiều tầng. Khách có thể thuê pḥng để tắm nhiều ngày. Có lẽ đó là những người tắm onsen để chữa bệnh nên cần tắm nhiều ngày. Từ các tầng lầu khách sạn, khách trọ có thể nh́n xuống suối một cách rơ ràng. Người Nhật có câu nói: “Tắm onsen một lần da dẻ mịn màng, tắm hai lần bệnh tật tiêu tan”.

 

Bệnh tật là thứ tôi nghĩ dân Nhật không phải lo lắng nhiều. Trong suốt thời gian ở Nhật tôi không thấy một người béo ph́. Các cô gái cô nào cũng da dẻ mịn màng, má hồng khỏe mạnh. Trong một lần trên xe lửa, tôi ngồi đối diện một em học sinh miền quê có nét mặt Nhật trăm phần trăm, trông rất dễ thương. H́nh như cô bé ít gặp người ngoại quốc. Thấy chúng tôi nói thứ tiếng không phải là tiếng Nhật, cô hỏi bằng thứ tiếng Anh giản lược. Tôi cho cô biết chúng tôi tới từ Canada. Canada h́nh như là một nơi chốn mà người Nhật rất quen thuộc. Chúng tôi chẳng dại chi mà xưng ḿnh là Việt Nam khi một số người Việt ở Nhật cũng như các phi công và tiếp viên của Hàng Không Việt Nam đă làm hoen ố thanh danh của người Việt qua những hành động ăn cắp và buôn lậu. Đă mấy lần, khi gặp các du sinh Việt Nam, tôi đă định hỏi về chuyện nhức nhối này, nhưng tôi không mở miệng được. Gian lận, ăn cắp là chuyện hết sức tồi bại ở Nhật. Người ta nói của rơi ngoài đường ở Nhật không bao giờ mất. Tôi không gặp nên không  biết có đúng như vậy không nhưng tôi tin là đúng. Điều tôi thắc mắc là tại sao tất cả các xe đạp để trên vỉa hè đều có khóa. Mà họ khóa rất cẩn thận. Có lần tôi thấy một thanh niên để xe đạp trước một cửa tiệm, khóa cẩn thận rồi mới vào tiệm. Chỉ chừng hai phút sau, anh ra lại với gói đồ vừa mua trên tay, mở khóa xe và đạp đi.

 

Cô nữ sinh quê mùa nhưng xinh xắn dễ thương này thích thú hỏi chúng tôi về Canada. Cô bé vui tính và duyên dáng đă khiến tôi buột miệng thốt ra một chữ Nhật trong vài tiếng ăn đong của tôi: kawaii, nghĩa là dễ thương. Cô cười tít mắt, bắt chéo hai tay lên ngực. Đó là cử chỉ mang nghĩa từ chối. Người Nhật thường bắt chéo tay như vậy để từ chối. Như khi tôi hỏi một món hàng, người bán hàng không có, họ cũng bắt chéo tay trên ngực như vậy. Ngược lại, khi xin phép, họ giơ một bàn tay để dọc trước ngực. Tôi thấy cử chỉ này khi trên xe buưt, thấy có chỗ trống bên cạnh chỗ tôi ngồi, họ để tay xin phép rồi mới ngồi vào chỗ trống bên cạnh.

 

La cà chuyện cô bé học sinh miền quê, tôi chỉ muốn chứng minh là dân tộc Nhật rất khỏe mạnh. Tôi nghĩ có lẽ nhờ cách ăn uống và giữ ǵn vệ sinh sạch sẽ.

 

Sạch sẽ là một huyền thoại ở Nhật. Đường phố không một cọng rác. Trước khi tới Nhật, tôi đă dặn ḷng phải coi xem cái huyền thoại này có đúng không. Đúng thật. Nhưng tôi lại thấy một nghịch lư: trên đường phố không hề có thùng rác! Sau ít ngày quan sát tôi mới vỡ lẽ. Dân Nhật bỏ rác vào…túi. Tại các nhà ga xe điện, thùng rác đầy rẫy, hầu như cứ để mắt t́m là thấy. Người dân đi tầu đi xe, rác giữ trong túi, khi xuống nhà ga, họ thi nhau bỏ rác vào thùng. Trong các công viên, nơi người ta ăn uống, công nhân vệ sinh đứng ở các thùng rác hướng dẫn bỏ rác cho đúng từng loại rác.

 

Trên đường phố, mỗi người dân là một công nhân vệ sinh. Thấy rác là họ nhặt, không cần biết ai xả ra, bỏ vào túi, mang về nhà vất. Tôi để ư thấy hai trường hợp nhặt rác. Một bà ăn vận rất sang, mang ví loại xịn, khi thấy một mảnh giấy trên đường, vội rút chiếc kẹp nhỏ ra kẹp tờ giấy, bỏ vào túi xách. Một lần khác, tôi gặp một bà già c̣ng lưng, vai đeo ba lô, hai tay xách hai chiếc giỏ khá lớn, đi đứng khó khăn, vậy mà khi thấy một cọng rác trên lề đường, bà bỏ hai cái túi xuống, cúi gập người nhặt rác bỏ vào túi, rồi mới tiếp tục đeo giỏ đi tiếp. Người dân hành động như vậy th́ c̣n ai dám xả rác ngoài đường. Những chiếc xe buưt chở du khách, khi thả khách xuống một địa điểm thăm viếng, thường phát cho mỗi hành khách một túi nhựa để bỏ rác.

 

Nhà vệ sinh công cộng là một điểm son của Nhật. Đi đường chừng vài trăm thước là bắt gặp bảng chỉ nhà vệ sinh. Cái nào cái nấy sạch như ly như lau, không có mùi chi. Ngay cả các nhà vệ sinh trong công viên cũng sạch sẽ hết biết. Nhật có hai…trường phái nhà vệ sinh: một giống như nhà vệ sinh của chúng ta bên Bắc Mỹ, một ngồi xổm như ngày xưa ở Việt Nam. Khác một chút là ngày xưa chúng ta ngồi xổm quay ra cửa, Nhật giơ bàn tọa ra ngoài cửa. Đă nói là ở Nhật chuyện chi cũng ngược ngạo mà! Biết là du khách không quen ngồi xổm (mỏi chân chết!), nên trên cửa của mỗi nhà vệ sinh có dán h́nh vẽ bàn cầu bên trong một cách rơ ràng. Họ vẽ ngay trên tấm bảng h́nh bàn cầu cao hoặc xổm. Muốn dùng thứ nào th́ cứ nh́n h́nh mà vào. Chẳng cần là họa sĩ cũng nh́n ra ngay!

 

Nói tới nhà vệ sinh thiết tưởng cũng nên quẹo qua chuyện nhà vệ sinh tại các khách sạn một chút. Trong thời gian ở Nhật, tôi ngụ tại hai khách sạn, một ở Tokyo, một ở Okayama. Bàn cầu trong cả hai khách sạn đều được sưởi ấm áp, ngồi thật dễ chịu. Bên cạnh chỗ ngồi, đèn đỏ nhấp nháy. Cứ như đi trảy hội. Nghiên cứu một hồi mới biết bàn cầu này phục vụ rất đắc lực khi chúng ta hoàn thành nhiệm vụ. Nói là nghiên cứu cho oai chứ chỉ dẫn toàn bằng h́nh, đứa con nít cũng nh́n ra. Một h́nh vẽ cái bàn tọa có một ṿi nước xịt lên, một h́nh vẽ người đàn bà. Vậy là có sự kỳ thị nam nữ. H́nh trước chỉ thị ṿi nước xịt lên để làm sạch bàn tọa, h́nh sau chỉ thị ṿi nước xịt phía trước. Chuyện này các bậc nam nhi không cần đến. Vậy là phái nữ dùng được hai thứ trong khi phái nam chỉ dùng được có một thứ. Nút chót có màu đỏ chói ai cũng biết đó là…stop. Khi nào thấy sạch sẽ rồi th́ bấm vào nút này để hoàn tất công đoạn. Tôi khoái cái vụ này v́ nước xịt ra là nước nóng ấm khiến rất mê ly rùng rợn.

 

Dân Nhật ít có người dắt chó ngoài đường. Người đă vệ sinh th́ chó cũng vệ sinh. Bên Canada chúng tôi, dắt chó ra đường là phải thủ sẵn một túi nhựa. Khi chú chó ngửi ngửi chạy quanh rồi dừng lại sản xuất, chủ phải dùng túi nhựa hốt mang về làm kỷ niệm. Bên Nhật cũng vậy. Thực ra c̣n hơn vậy nữa. Nếu chú chó cưng không làm chuyện lớn mà chỉ làm chuyện nhỏ, chúng ta ở bên này có quyền làm ngơ bỏ đi, mưa gió sẽ làm công việc rửa đường. Bên Nhật khác, chủ nhân phải cụ bị thêm một chai thuốc rửa trong túi xách. Nếu các chú chó ngửi ngửi rồi dừng lại gác cẳng lên, chờ cho chú cẩu làm xong nhiệm vụ, chủ nhân rút ngay chai thuốc tẩy ra xịt lên vũng nước liền. Chuyện dẫn chó ra đường đă hiếm, chuyện chú cẩu gác cẳng c̣n hiếm hơn. Vậy mà bữa đó tôi đi với một ông bạn từ Pháp qua, đă dược mục kích màn lạ mắt này. Tôi phục lăn dân xứ mặt trời mọc, không quên nhắn nhủ ông bạn cố quay phim chụp h́nh mang về cho dân Paris học tập.

 

Nhưng chuyện ǵ cũng có mặt nọ mặt kia. Một buổi chiều tối, tôi thả bộ nơi khu Shibuya, khu downtown của Tokyo, được mệnh danh là Times Square của thủ đô Nhật, th́ chuyện lại khác hẳn. Đây là khu nam thanh nữ tú tụ tập để vui chơi, giống như khu Tự Do-Nguyễn Huệ của chúng ta tại Sài G̣n xưa. Chỉ khác là ngày xưa chúng ta thanh thản đi dạo phố với người yêu, ngày nay thứ…xa xỉ đó không thể có ở khu vui chơi Shibuya này được. Người chật như nêm, chen lấn vất vả. Nơi đây có một ngă năm rất rộng lớn. Mỗi lần đèn cho người đi bộ hiện lên là tất cả năm ngả túa xuống đường, trông c̣n quá đi biểu t́nh. Trong hoàn cảnh bát nháo như vậy, những chai và lon, giấy ăn, giấy gói được vất tứ tung trên lề đường. Kể cũng lạ! Giữa một thành phố mà vứt một miếng giấy xuống đường là một cử chỉ…tội lỗi, vậy mà rác rến khu này lềnh khênh, đập vào mắt du khách. Chẳng lẽ thế hệ thanh niên Nhật ngày nay đang mất…truyền thống? Câu hỏi tôi mang ra khỏi nước Nhật mà vẫn chưa có được câu trả lời.

 

Xong chuyện đầu ra, bi chừ nói chuyện đầu vào. Dân Nhật ăn uống rất…healthy. Vậy nên mặt mày họ mới phơi phới. Tôi không nói tới mặt mày mấy trự đi làm về, trông thảm hại lắm. Họ khỏe mạnh là v́ họ chỉ dùng đồ biển, rong biển, tàu hũ và rau trái. Món ăn của họ rất phong phú. Không biết cơ man nào là biến tấu. Nhưng bói ra miếng thịt coi bộ khó. Nếu có th́ chỉ có thịt gà. Thịt ḅ thịt heo vắng bóng. Vậy mà thứ cơm hoặc ḿ của họ ăn rất ngon, nêm nếm rất vừa, không phải xịt thêm x́ dầu chi cả. Tôi nhớ lại, gần nửa thế kỷ trước , khi tôi tới Nhật, thức ăn của họ rất ngọt, khó ăn với dân ngoại quốc. Tôi nhớ măi lần nh́n vào tô ḿ bằng plastic bày trong tủ kính thấy khá hấp dẫn. Vào tiệm, dẫn anh chạy bàn ra, chỉ vào tô ḿ, rung đùi chờ thưởng thức, cứ tưởng như sắp được ăn tô ḿ Lacai. Khi anh chạy bàn mang tô ḿ ra, húp tí nước, dội liền. Vị ngọt ngọt ngang ngang. Cố lắm cũng chỉ hết nửa tô là chịu không nuốt nổi nữa. Không biết họ…cách mạng ẩm thực từ khi nào mà ngày nay ẩm thực của họ khá như vậy. Tô ḿ này đă cản trở con đường t́nh tôi đi. Số là trước khi tới Nhật, tôi ở bên New York, có chơi thân với hai tên Nhật đi du học. Chẳng biết làm sao hai tên này rất khoái tôi, một tên dặn ḍ tôi là tới Nhật nhớ điện thoại cho cô em gái hắn để dẫn tôi đi chơi. Hắn nheo mắt bảo là nếu tôi muốn th́ có thể ở luôn Nhật cũng được. Hắn cho coi h́nh thấy cô bé cũng hiền thục dễ thương, tôi hứa với hắn là sẽ điện thoại cho em hắn. Chặc lưỡi một cái, định nghe lời xúi của các cụ: ở nhà Tây, lấy vợ Nhật, ăn đồ Tàu. Vừa tới Nhật, lấy pḥng khách sạn xong, tôi ra phố và bắt gặp tiệm ḿ. Ăn được nửa tô, tôi nghĩ là nếu suốt đời phải ăn thứ ḿ ngang phè phè như thế này th́ c̣n chi là cuộc đời. Vậy là tô ḿ đă làm tôi hụt cái có thể là một cuộc t́nh. Tô ḿ ngày nay khác, ngọt thanh và nêm đúng khẩu vị. Vọc đũa vô là ăn, chẳng cần mắm muối x́ dầu chi thêm cả.

 

Khách sạn tôi ở nằm gần một cửa hàng siêu thị, cả tầng trệt chỉ bán thức ăn làm sẵn. Nghêu ṣ ốc hến, tôm cá scallop tràn đầy. Toàn thứ tươi rói. Buổi tối, khoảng bảy tám giờ, họ bán đại hạ giá 30%, rồi 50%, dân chúng xúm vào mua hết. Họ không bao giờ để thức ăn qua ngày hôm sau.

 

Thịt thà có là nỗi thèm thuồng của dân Nhật không, tôi không rơ. Muốn ăn thịt, nhất là thịt ḅ, phải t́m tới những tiệm fastfood của Mỹ. Các thương hiệu Mỹ thuộc loại này ngày nay nhan nhản khắp nơi. Đi đâu cũng thấy. Khách hàng của họ là những nam thanh nữ tú. Không biết v́ họ thèm ăn thịt hay thèm lối ăn uống Tây phương. Tôi t́m tới tiệm Subway bữa đó chỉ v́ ṭ ṃ, xem cái beefsteak cỡ footlong bên Nhật nó ra sao. Cái “ra sao” đầu tiên là giá đắt gấp đôi bên Canada! Chất lượng coi bộ cũng thua kém cái tôi thường gặm bên Canada. Chuyện chi chẳng phải trả giá. Thường th́ cái thứ ṭ ṃ phải trả giá rất đắt. Mới trả gấp đôi th́ nhằm nḥ chi.

 

Nói dân Nhật không ăn thịt ḅ cũng không đúng. Nếu đúng tại sao có cái thứ vang danh thế giới là ḅ Kobe. Tới Nhật mà không t́m tới ḅ Kobe là một thiếu sót lớn, rất lớn. Vậy là một ngày đẹp trời, chúng tôi cưỡi tàu tốc hành shinkansen đi Kobe.

 

 

Song Thao                                                                                                      

05/2016

                                                                                  

Website: www.songthao.com

 

 

K:\Documents\My Pictures\2016-NHật và Đại Hàn-Sĩ\IMG_4356.JPG

Các tiên ông đội khăn che hạ bộ trên đầu khi xuống nước.

 

 

K:\Documents\My Pictures\2016-Nhật và Đại Hàn\IMG_0185.JPG

Tàu tốc hành shinkansen vào bến.

 

 

K:\Documents\My Pictures\2016-Nhật và Đại Hàn\IMG_0579.JPG

Làm bạn với chú cá mập shinkansen.

 

 

K:\Documents\Smilebox_4727813.jpg

Một phần cơm gà chiên bột đă hạ giá chỉ c̣n 320 yen (khoảng 4 đô Canada)

 

 

K:\Documents\My Pictures\2016-Nhật và Đại Hàn\IMG_0563.JPG

Một tiệm McDonald’s ở Kobe.

 

 

K:\Documents\My Pictures\2016-Nhật và Đại Hàn\IMG_0772.JPG

Chờ đèn đỏ tại ngă năm giữa khu Shibuya.