Vt  Đi  Sao  Di

Li Th Mơ

http://www.saigonocean.com/trangLaiThiMo/LaiThiMo.htm

 

 

 

 

Khi thấy làng mạc hay phố xá không c̣n như trước, các cụ hay nói "vật đổi sao dời". C̣n nhà thơ th́ nói "sông kia giờ đă nên đồng".

Nhưng Phật là Đức Thế Tôn th́ thấy chân lư vô thường ứng nghiệm cho tất cả muôn loài: loại sinh vật có t́nh cảm hay loại vô tri.

Tất cả mọi thứ trên thế gian này đều bị chi phối bởi một sự thật bất di bất dịch: sinh trụ hoại diệt, tức là vô thường.

Nếu chúng ta chấp nhận sự thật: mọi thứ đều thay đổi th́ lúc nào ta cũng an vui trong ḷng.

V́ cái ngày tang thương 30/4/75, bỗng dưng mọi người bị thất nghiệp bất ngờ. Gia đ́nh tôi cũng thế, một ông Tham Sự mà lương nuôi được cả nhà, nay nguồn tài chính bị cắt "bụng đói th́ đầu gối phải ḅ". Có điều bố tôi lại thanh liêm thật thà với thứ gian ác là điều vô lư. Bao nhiêu tiền quỹ c̣n giữ, bố tôi đem nộp hết cho tụi "tiếp quản". Ai cũng có lư do riêng của ḿnh, kệ cho cả nhà cằn nhằn, bố tôi vẫn đem trả lại tiền mà ông bảo không phải của ḿnh.  Tụi tôi th́ nói "cũng không phải của họ", việc ǵ phải đem nộp số tiền mà cả nhà có thể sống cầm cự cả năm trời.Thật ra sau khi phủi tay, bố tôi có thể an tâm không lo bị ai hạch xách.

Bố phủi tay, th́ tới phiên các con xắn tay áo nhào ra đường, làm bất kỳ cái ǵ miễn kiếm ra tiền.

Sau khi mọi thứ ngổn ngang trên đường phố được dọn dẹp sạch sẽ, học sinh các trường phổ thông được trở lại trường để hoàn tẩt niên học. Riêng sinh viên đại học th́ được cho biết tạm ngưng, v́ học như vậy là quá nhiều. Bằng chứng là anh công an khu vực xóm tôi, khi họp tổ dân phố không biết đọc tên bà Nguyễn thị Ngoay. Anh giả vờ hỏi: "chị tên ǵ?". Công an chẳng gọi ông bà chú bác ǵ cả, mặc dù bà Ngoay cũng đă trên sáu mươi. Chỉ gọi là anh hay chị. Khi đi xét tờ khai gia đ́nh mà tiếng mới gọi là sổ hộ khẩu, những tên có vần kép như Khuỷu, Quưnh, Oách... là mấy anh chịu thua.

Sách vở ích ǵ cho buổi ấy. Hai cậu con trai và hai cô con gái, sau vài ngày đă bắt đầu lao vào "cuộc chiến sinh tồn".

Cậu em học Phú Thọ và ông anh là lính tan hàng th́ ra chợ Tân Thành mua phụ tùng xe đạp về ráp thành xe. Các bạn của tôi th́ vào công viên Tao Đàn mở quán cà phê. Tôi th́ lên chợ Cầu ông Lănh mua khoai ḿ về làm bánh, mang bỏ mối cho bà lao công trường  ḿnh học lúc trước. Tôi chờ khi tan học mới dám vào cửa sau để lấy tiền. Tôi sợ gặp lại các thầy giáo cũ, ngày xưa nhà bác học Carnot trở về trường vinh hiển biết bao. C̣n tôi, một con nhỏ học giỏi được thầy thương bạn mến, mà nay trở về trường xưa bằng cửa sau, với nỗi bùi ngùi tê tái. Quả là vật đổi sao dời.

Chẳng có thời giờ để mà than thân trách phận, khi tất cả bàn dân thiên hạ cùng lao đao như nhau. Cuộc đời là một sự tranh đấu không ngừng. Mới ngày nào c̣n hồn nhiên ríu rít nói cười, tuổi mới lớn mang nhiều ước vọng. Chúng tôi như những nụ hoa hàm tiếu đang khoe ḿnh trong nắng sớm, bỗng đâu giông tố nổi lên vùi dập mọi cánh hoa tan tác. Em gái tôi chỉ vừa học xong tiểu học, nhưng em là người quan trọng nhất nhà. Mỗi sáng tinh mơ, lúc bốn giờ sáng, mặt trời chưa ló dạng, loa phóng thanh đă gọi đi xếp hàng lấy bánh ḿ. Tới trưa th́ xếp hàng mua than đá vụn, mang về nắm lại thành từng vốc bằng nắm tay, để thay cho than củi và dầu hôi lúc trước. Cái ǵ cũng xếp hàng, XHCN là xếp hàng cả ngày...

Hết mua than, rồi lại đi mua khoai, cả ngày em cứ chạy đi xếp hàng mua cái này cái nọ, gọi là nhu yếu phẩm. Không hiểu sao sau 1975, mấy ông ngoài Bắc thích dùng tiếng Tàu, nghe khó hiểu quá. Lúc trước chỉ nói đơn giản gạo, đường, thịt cá, than củi, dầu hôi, dầu ăn. Chứ chẳng ai hỏi:  tháng này nhu yếu phẩm có cái ǵ. Ngày xưa mẹ bảo nấu cơm th́ cứ nấu, chứ nào tôi có biết một lon sữa ḅ gạo nấu được 3 bát cơm lưng. Nhờ "cách mạng"  tôi "giác ngộ" được rất nhiều điều, chẳng bổ ích ǵ cả. Chỉ toàn thấy sự thật chua cay.

Làm bánh chỉ được một tháng th́ trường nghỉ hè. Tôi xoay qua bán quần áo may sẵn của trẻ em. Mấy anh bộ đội mặt mày non choẹt, vai mang ba lô để ḷi ra mấy con búp bê bằng nhựa, xà vào hàng của tôi.Cầm bộ đồ em bé may bằng vải sa tanh bóng, chẳng hề hỏi chủ hàng, tự động dùng hai tay ṿ nát vạt áo, có anh lại đưa răng cắn xem vải có chắc, có nhăn không.Gặp ngay con nhỏ đanh đá, vốn ghét mấy bản mặt khó ưa. Tôi hét lên: "nè nè hễ cắn rách áo là phải đền đấy nhé. Vải chứ có phải đồ ăn đâu mà cắn với nếm, nhỡ nước miếng dính vào, áo bị ố, ai mà mua". Cô nói ǵ "nước mía?". Điên tiết tôi hét lên"nư ớc miếng", đồng thời nhe răng, tay chỉ vào miệng.Tên bộ đội hiểu ra: à nước bọt, rồi trả treo lại "toàn đồ mă", tôi đốp chát lại ngay "áo mặc chứ có phải đem cúng đâu, mà nói hàng mă". Thời thế đă làm cô học tṛ hiền hậu thành cô hàng xén chanh chua. Ôi cũng v́ vận nước nổi trôi "vật đổi sao dời".

Mất một niên học, tháng Chín năm đó sinh viên được trở lại trường. Lần này học sinh đại học được mua mỗi tháng 13kg gạo theo giá tiêu chuẩn tức là giá rẻ. Nhiều anh ở ngoài Trung vào Saigon trọ học, không có chỗ nấu nướng, thường bán luôn tại chỗ cho con buôn. Sau 75, nhà nào cũng buôn bán, đủ mọi h́nh thức. Chẳng cần hàng quán, họ dùng chính pḥng khách của nhà ḿnh làm chỗ bán cà phê hay bánh cuốn, bánh bèo, bánh canh, bún riêu, bún mọc... chẳng c̣n tiểu thư khuê các. Ai cũng phải lăn ra đường bươn chải kiếm ăn. Biết bao cảnh dở khóc dở cười, thấy một bà đội nón cầm cái đồng hồ ở chợ trời, chạy lại mua. Vừa mở miệng hỏi, người bán ngước mặt lên sau vành nón lá, cả hai cùng nghẹn lời: trời ơi ! Cô giáo.

Trời đă về chiều, đẩy cái xe xích lô bể bánh, ghé góc đường để sửa, ông lăo già sau một ngày vất vả, im lặng ngồi chờ. Cậu thanh niên cúi đầu cặm cụi lúi húi vá lốp xe dưới ánh đèn mờ nhạt của cây đèn đường. Cả hai cùng im lặng chưa nhận ra nhau, có chăng là ông khách hàng. Bao nhiêu vậy cháu? Thưa thầy không có ǵ đâu, thầy cứ về kẻo muộn. Có nỗi nào đau xót hơn: học tṛ ngoan của tôi đây sao? Người thầy đáng kính của tôi sao đến nỗi này?

Thế rồi tới năm 1979, các thùng quà phương xa bắt đầu về tới quê nhà. Cô học tṛ ngày xưa đă thành cô giáo, nhưng có thêm biệt danh "cô giáo chợ trời". V́ tiền lương dạy học không đủ nuôi gia đ́nh, ai cũng phải làm thêm nghề tay trái. Chẳng phải bỗng dưng cô có biệt danh "chợ trời". V́ trở lại trường, vài bạn con nhà buôn bán, đánh hơi sẽ bị kiểm kê tài sản, nên đem giấu hàng hóa ở những nơi ít bị nghi ngờ. Sau đó bán tống bán tháo để mua vàng. Chỉ những người thân tín mới được biết nơi giấu hàng. Cô giáo chợ trời có bạn bè quen biết buôn bán trên chợ trời Huỳnh thúc Kháng. Cô được bạn bè tin cẩn nên chỉ cho cô chỗ thu mua. V́ thế khi quà của những người có thân nhân ở hải ngoại gửi về, ai cũng nhờ cô đi bán dùm. Người phương xa cứ tưởng gởi cheese phô mai, , sữa, vải để cho người nhà dùng. Thưa không, chẳng nhà nào dám mở một hộp phô mai đầu ḅ để ăn, mà phải bán đi để mua một kí lô đường ăn trong một tháng.

Trong trường, tới giờ ra chơi, cô chạy xuống sân để bán cà rem, cóc ổi cho học tṛ. Tôn sư trọng đạo là cái ǵ rất mơ hồ trong cái giai đoạn nhiễu nhương này. Đang giảng bài mà thấy nghe tiếng lao xao chia thịt, chia cá là ḷng cô giáo thắc thỏm, bồn chồn. Chẳng biết tới phiên ḿnh chắc chỉ c̣n toàn mỡ. Thê thảm cho sự suy đồi trật tự xă hội chỉ v́ miếng ăn.

Vật đổi sao dời. Mọi trật tự trong xă hội đă bị đổ nhào. Cái ǵ cũng là "chẳng đặng đừng". Gặp thời thế, thế  thời phải thế.

Sau 75, trong ngành giáo dục có ngày nhà giáo 20 tháng 11. Đây là cái ngày để học tṛ và cha mẹ "đút lót" thầy cô mà thôi. Từ nhỏ tới lớn đi học chưa bao giờ tôi nghe học sinh miền Nam gọi thầy cô giáo bằng "ông hay bà". Nhưng khi đi dạy, tôi đă thật tê tái khi nghe một em học sinh miền Bẳc nói với bạn "chẳng lo bị ở lại lớp, cứ đấm mơm cho cái bà giáo, là xong".

Đi dạy học, thày cô đă gặp nhiều khó khăn với các học sinh miền Bẳc và cả cha mẹ của các em này. Họ như những "kiêu binh", nh́n những người miền Nam như kẻ thất thế, bại trận.

Các bạn gái của tôi cũng bực ḿnh v́ bị những anh "răng đen mă tấu" theo đuổi. Riêng tôi th́ c̣n bị quấy rầy đến tức giận mà không làm ǵ được. Chả là tôi có cô bạn thân, buôn bán vàng (chui, dĩ nhiên). Hễ cứ thấy cái xe đạp của tôi dựng trước hàng rào nhà cô bạn, là y như rằng cái anh công an khu vực giả vờ ghé vào thăm. Thậm chí có vài hôm không thấy tôi đến, anh ta c̣n cả gan hỏi thăm bà mẹ "cô ấy ốm hay sao mà không thấy tới". Buộc ḷng tôi không c̣n tới nhà bạn nữa, v́ mẹ bạn năn nỉ "cháu cũng biết nhà bác buôn bán bất hợp pháp, có ǵ mang họa cho cả nhà".

Bạn gái chúng tôi đă thề không bao giờ quen Việt Cộng, chưa kể hễ thấy mặt, tôi chỉ muốn tát vào cái mặt đần độn đó. Thiệt đúng là "đũa mốc mà đ̣i cḥi mâm son". Đám bạn gái tụi tôi dù nói thế cho bảnh, chứ thật ra ḿnh cũng là "mâm mốc",  làm ǵ c̣n lá ngọc cành vàng. Nhưng có đứa khi "hăng tiết vịt"  đă tuyên bố hách x́ xằng "thà làm gái già", chứ không làm mẹ "Việt Cộng con" !

Trong khi đó Sĩ Quan VNCH bị gom giữ trong trại tù, với chiêu bài "cải tạo". Chẳng qua là để tránh bị tấn công nổi loạn. Các anh là những người chỉ huy, nắm bộ năo, th́ tay chân c̣n làm được ǵ?

Bốn mươi năm đă qua, hai triệu người Việt khắp hải ngoại, mỗi người có một lư do riêng để đến được bến bờ tự do. Nhưng tất cả vẫn một ḷng cố gắng vươn lên để giữ ǵn truyền thống của cha ông để lại. Biết bao hậu duệ con cháu của các tù nhân năm xưa trong các trại tù cải tạo, đă làm rạng danh ṇi giống.

Xin thắp nén hương ḷng cho tất cả mọi người đă nằm xuống v́ "vật đổi sao dời", v́ vận nước nổi trôi. Ngày mai trời lại sáng.

 

Lại Thị Mơ