Tưởng Nim

Nhc S Anh Bng

Trn Khánh Lim

 

 

 

 

 

          Chiếc quan tài từ từ được hạ xuống. Trên trốc quan tài đủ mọi thứ bông khác nhau, nói lên t́nh nghĩa những người thân yêu, t́nh nghệ sỹ, t́nh chiến hữu, t́nh người quốc gia luôn sát cánh trong công cuộc đấu tranh cho quê hương và dân tộc của anh. Chiếc xe cẩu đất đổ xuống nén chặt phần mộ của anh lại. Một tấm cỏ xanh trải lên phần mộ bằng phẳng. Ṿng hoa trái tim, tượng trưng cho t́nh yêu và ṿng hoa thánh giá, tượng trưng cho gánh nặng cuộc đời anh đă chấp nhận.

 

          Thế là chấm dứt mấy tiếng đồng hồ tưởng niệm anh tại phần đất nghĩa trang Chúa Chiên Lành, nơi an nghỉ cuối cùng. Trời đổi mầu xám nhạt, người giữ cửa nghĩa địa ra dấu cho chúng tôi tới giờ đóng cửa. Cả ngàn người  trải dài trên nỗi vấn vương bao trùm không khí tĩnh mịch đang đi vào cô tịch của buổi chiều buồn đầy nước mắt và thương tiếc.

 

          Anh Bằng một đời dành cho âm nhạc, trong những âm thanh phím đàn, anh chuyển tải ngôn ngữ cấp cao của loài người cho đồng hương, diễn tả rung cảm và  tâm t́nh của anh hơn nửa thế kỷ để: ca tụng t́nh yêu, t́nh người, t́nh chiến hữu, t́nh nhà, t́nh nước, diễn tả nỗi thất vọng và đau khổ, nói lên tiếng nói bất khuất của những người không nói lên được, bày tỏ nỗi uất hận trước tội ác của bè lũ cộng sản chà đạp lên nhân quyền, đè đầu bóp cổ những kẻ  thấp cổ bé họng, phản đối bọn đầu năo đảng cộng sản Việt Nam bán đảo bán nước cho tàu cộng.

 

          Nh́n lại trên nửa thế kỷ, thiết tưởng với tư cách là người trong gịng tộc, muốn nói lên những ǵ đúng nhất về nhạc sỹ Anh Bằng mà đă lâu tôi không tiện nói ra. Lư do đơn giản là có nhiều người sinh sau đẻ muộn cứ “phịa” ra câu chuyện, trong khi đó th́ Anh Bằng cứ để như thế không có ǵ cần phải đính chính cả, th́ làm sao chúng tôi dám nói ra.

 

Về nơi sinh, chốn ở, năm sinh có đúng không? 

 

          Người thường cho là Anh Bằng sinh ra ở làng Điền Hộ, huyện Nga Sơn, tỉnh Ninh B́nh! Thực ra th́ Điền Hộ là tên của xứ đạo, trước kia thuộc giáo phận Phát Diệm, năm 1932 khi chia địa phận, th́ giáo xứ Điền Hộ thuộc giáo phận Thanh Hóa. Nga Sơn là huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa. Trên giấy tờ khai sinh th́ phải để làng Ṭng Chính, tổng Tân Phong, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1949 sau khi quân đội Pháp và quốc gia nhảy dù xuống Phát Diệm, rồi tiến vào chiếm làng Ṭng Chính, đặt căn cứ tại làng Văn Đức, bên kia chợ Điền Hộ, đặt căn cứ trên núi Chính Đại, căn cứ khác trên núi An Tiêm, đây là những căn cứ chiến lược trọng yếu. Thần Phù từ trước tới nay đă bao lần được coi là yếu điểm chiến lược. Khi đó vào thời buổi chiến tranh, v́ thất lạc giấy tờ, mỗi khi cần sao lục khai sinh, huyện Nga Sơn khi đó sát nhập vào tỉnh Ninh B́nh. Cũng chính thế mà giấy khai sinh đề làng Ṭng Chính, huyện Nga Sơn, tỉnh Ninh B́nh, được cấp cho nhiều người trong làng.

          Những ai c̣n bản chính khai sinh, đều đề làng Ṭng Chính, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

 

C̣n năm sinh th́ sao?

 

          Trong số những người bạn đồng môn của NS Anh Bằng như ông Ninh Phúc Duật, làng Văn Đức, bên kia chợ Điền Hộ, LM Nguyễn Hương Tiến, LM Đinh Trí Thức, người cùng làng Ṭng Chính đều sinh năm 1929, lứa tuổi này chính là tuổi thật của ông. T́m lại những người lớp trên ông, họ đều

lớn tuổi hơn ông. Ngay nh́n vào h́nh ảnh của ông cũng không thấy dấu hiệu h́nh dáng của một người 90 tuổi.

 

          Khi nghe tin NS Anh Bằng vừa qua đời, ngày thứ ba tôi đă tới Nam California, ngay tối hôm đó tôi đă tới gặp vợ nhạc sỹ Anh Bằng, tức chị Trần thị Khiết. Tôi đă chia buồn và nói chuyện với gia đ́nh chị gần ba tiếng.

Trong khi tṛ truyện, tôi hỏi chị cho rơ. Chị nói chúng tôi lập gia đ́nh năm 1945, khi đó Anh Bằng 16 tuổi c̣n tôi th́ lúc đó 15 tuổi. Ở cái tuổi đó mà đă lập gia đ́nh th́ cũng sớm. Nhưng những vùng quê miền Bắc và Trung chuyện này rất thường t́nh.

 

          Chúng ta vẫn c̣n nhớ:

 

            Thiếp lấy chàng từ thuở mười ba

        Đến  khi mười tám, thiếp đà năm con

             Ra đường thiếp hăy c̣n son

        Về nhà thiếp đă năm con cùng chàng.

 

          Cứ theo lời kể của chị, chúng ta sẽ tính ngay tuổi thật của Anh Bằng.

 

          Có người cứ căn cứ theo lời trong bản nhạc Nỗi Ḷng Người Đi mà viết những chuyện t́nh trong cuộc đời của Anh Bằng. Rằng anh hăy c̣n là học tṛ khi rời Bắc vào Nam, rằng anh có người yêu hăy c̣n trong tuổi mười sáu. Thôi th́ nhiều truyện khác. Cho nên cứ để những chuyện người ta viết cho nó thêm thi vị, cho nó ướt át. Thực ra th́ con người của anh lúc nào cũng chân thật và thẳng thắn, đứng đắn, khuôn mẫu và nết na (con tim chân chính không bao giờ biết nói dối). Anh thuộc thuộc ḍng tộc con cháu của những vị đứng ra chiêu dân lập ấp tại Cửa Thần Phù, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá vào thể kỷ mười chín tiếp theo công cuộc chiêu dân lập ấp của Nguyễn Công Trứ tại huyện Kim Sơn, Tiền Hải.

           Có nhiều người cũng muốn t́m hiểu xem từ đâu Anh Bằng có những căn bản và cảm xúc ảnh hưởng tới sức sáng tác không ngừng của anh.

 

Căn bản giáo dục tại Cửa Bạng và cuộc sống đầy thơ mộng tại Cửa Thần Phù đă giúp cho Anh Bằng có những căn bản đi vào thế giới Âm Nhạc.

 

 

Cửa Bạng.

 

          Cửa Bạng được nhắc tới nhiều trong những tài liệu lịch sử truyền giáo ở địa phận Đàng Ngoài. Cửa Bạng được đặt tên cửa biển có nhiều con ngao vùng nước ngọt. Bạng là con ngao nước ngọt.

 

          Cửa Bạng nằm cuối tỉnh Thanh Hóa, trước khi vào Nghệ An. Về giọng nói và ngôn từ ở những miền bắc tỉnh Thanh Hoá, người ta nói giống tiếng giọng Bắc, rồi cứ từ từ đi xuống miển Nam th́ giọng nói nặng hơn và có nhiều ngôn từ giọng Nghệ An. Người ta thường hay nói dân Thanh xứ Nghệ là như thế.

 

          Ngày 19 tháng 3 năm 1627, hai vị thừa sai từ Macao đáp thuyền tới Cửa Bạng giảng đạo là LM Alexandre de Rhodes, (vị sáng lập chữ quốc ngữ, lấy cách phiên âm theo La ngữ) đi theo có LM Markez. Hai vị đă tới làng Do Xuyên giảng đạo cho dân cư ngụ ngay hai bên cửa biển tả ngạn và hữu ngạn. Phía tả ngạn cửa biển có núi Do Xuyên. Đa số là dân cư ngụ người Phật giáo, nhưng có nhiều người đă theo các vị thừa sai này nghe giảng. Không hiểu trong hoàn cảnh nào mà họ không c̣n theo đạo Công giáo. Theo tục truyền th́ có ngọn chùa trên sườn núi Do Xuyên có tượng Phật Bà Quan Âm, nhưng đầu là đầu của tượng Đức Mẹ Maria.

 

          Do lời giảng dạy, có nhiều người tới nghe giảng tin mừng. Không phải dân trong vùng mà cả những dân ở xa cả trăm cây số cũng tới. Chẳng hạn dân từ làng Hiếu Nho (sau này là Hảo Nho) thuộc cửa biển Thần Phù.

 

          Từ núi Do đi ngược ra bắc là Ba Làng. Dân chúng sống đông đảo tấp nập bằng nghề đánh cá và làm mắm. Mấy họ đạo tại đây góp thành giáo xứ Ba Làng (là Như Xuân, Sung Măn và Ngoại Hải). Xứ đạo này chấm dứt bằng ngọn Núi Thủi ở phía bắc có những lớp đá lớn nằm thẳng đứng chạy trải dài ra biển và chặn hẳn, không có đường giao thông đi ra bắc mà người ta phải qua sông Cửa Bạng phía sau Ba Làng, đi qua chợ Cồng, từ đây quẹo phải đi ra đ̣ Ghép, quẹo trái vào Nghệ An. Nước mắm kẻ Bạng nổi tiếng phân phối tới các tỉnh miền Bắc và phần lớn các tỉnh miền Trung.

 

          Chủng viện Thánh Giuse nằm giữa núi Thủi và Ba Làng, mỗi bên cách xa khoảng nửa cây số, cách biệt khỏi khu dân cư.

 

          Chủng viện được xây cất hai tầng theo h́nh chữ F mà phần bụng của kiến trúc quay ra phía biển. Phía trước ṭa nhà là những vườn hoa đủ loại tuỳ theo mùa. Phía nam là nhà nguyện ở trên lầu, Các lớp học xếp ở tầng dưới, phía trên là nhà ngủ của trường latin, phía cuối dành cho trường tập. Cuối cùng phía dưới là lớp học của trường tập, phía giữa là pḥng của các giáo sư.

 

          Phía truớc có hai sân  đá banh lớn, sân chơi bóng rổ hay chơi boules.

 

          Phía trước nữa có hai rừng phi lao, thường gọi rừng thông khá đẹp, dành cho những ngày nghỉ hay những giờ nhàn rỗi, ai cần thanh vắng để học bài, đọc sách hay chơi các nhạc cụ, tập hát hay làm nhạc.

 

          Trong những năm trước đảo chính, chủng viện Ba Làng có khá nhiều giáo sư Việt cùng với một số cố Tây giảng dạy. Cũng theo đà tiến triển văn hoá, ảnh hưởng các luồng tư tưởng mới mà chủng viện Ba Làng cũng được dạy văn hóa và văn chương Việt, đi song đôi với văn chương Pháp và La ngữ. Trong mấy năm này Anh Bằng thụ huấn ở đây.

 

          Nhờ một số linh mục có nhiều khả năng hán học và việt ngữ nên số chủng sinh thâm nhập văn hóa Việt không thua kém những học sinh những trường nổi tiếng bên ngoài.

 

          Cha Nguyễn Đ́nh Tường một thời đă làm bề trên, ngài soạn những tài liệu văn chương dạy cho các lớp. Sau này những tài liệu trở nên những khuôn cho các học tṛ của ngài dùng giảng dạy trong các trường trung học và đại học. Chẳng hạn giáo sư Thanh Lăng đă dùng khung bài văn chương chữ nôm của ngài để sau này soạn thành sách phổ biến trong các trường đại học.

 

          Về âm nhạc th́ chúng tôi hát nhạc chants grégorians vào chúa nhật và những lễ lớn trong năm. Chants Gregorians đă là một luồng gió âm nhạc thật cổ kính, như du dương, nhịp nhàng đă đưa người nghe vào một thế giới “thiền”, một thế giới khiến người ta thoát tục, đưa tâm hồn lên tầng mây xanh!

 

          Ngoài chants gregorians, chúng tôi dùng Cantique de La Jeunesse làm căn bản cho nhạc lư và sáng tác, khi đầu th́ nhạc đạo, sau này nhạc đời.

 

          Trường chúng tôi thường tổ chức những buổi ca nhạc, nhiều nhất là tổ chức mừng xuân, trong đó có ca có hát đủ loại, có tŕnh diễn những vở kịch như vở kịch Đinh Công Tráng, Hội Nghị Diên Hồng, trận Bạch Đẳng Giang, v.v.

 

          Với những căn bản như trên, khỏi sao Anh Bằng không hấp thụ và từ đây, đâu có ai ngờ rằng tâm hồn anh cứ đầy ắp và liên tiếp cống hiến cho đời những khúc nhạc bất hủ mà chúng ta trẻ già lớn bé đă hấp thụ được, đă hứng lấy và gửi vào những khúc nhạc thích hợp cho mỗi người, gói ghém những kỷ niệm và tâm tư của ḿnh vào đó như của riêng ḿnh. Trong thời gian ở miền Trung, Anh Bằng cũng cùng đoàn tâm lư chiến đi tŕnh diễn văn nghệ và chính anh đă soạn những vở kịch cho nhiều buổi tŕnh diễn. Có phải anh đă hấp thụ từ Ba Làng!

 

          Những buổi chiều chúa nhật, chúng tôi thường có khi ra ngay phía trước tắm biển. Trời biển động cũng như biển lặng. Có khi chúng tôi lên núi Thủi vui chơi. Nhằm dịp lễ lớn, chúng tôi từng tốp trèo núi sang thật xa những ngọn đồi sim dài chập chùng bát ngát cả chục cây số về phía bên kia biển. Tôi có thể nói khó mà t́m ở đâu những đồi hoa sim đẹp chạy trải dài tới bờ biển xa tắp phía bên kia như ở đây.

 

          Những đêm trời yên biển lặng, tiếng sóng ŕ rào ḥa với tiếng phi lao như đưa hồn người êm đềm vào giấc đông miên. Trái lại những khi biển động sóng gầm th́ ôi thôi, cả một thế giới âm thanh hỗn loạn  trong đêm tối  đầy hăi hùng.

 

          Tôi muốn đưa quư đọc giả, nhất là những bạn bè, anh em bà con của Anh Bằng để cùng nh́n lại và chia sẻ những giây phút, nh́n lại những ngày tháng và những khung cảnh anh đă đi qua và đă sống ở đó.

 

          Cũng nên nhắc lại nơi đây đă đào tạo khá nhiều nhân vật đưa tài năng đóng góp với xă hội miền Nam mà đa số thuộc dân sinh tại cửa Thần Phù.

 

          Đứng hàng đầu là BS Trần Kim Tuyến, LM Tiến Sỹ Nguyễn Xuân Phong, GS Thanh Lăng, GS Phạm Việt Tuyền, GS Roch Cường, GS Nguyễn Hữu Chỉnh, LM Nguyễn Duy Vy, Dân Biểu Nguyễn Khắc Chính, Dân Biểu Nguyễn Tỉnh Thuật, LM Bùi Bằng Hiến, LM Trần Khắc Hỷ, GM Nguyễn Sơn Lâm.

 

          Tiếp theo là: NS Anh Bằng, LM Nguyễn Hương Tiến, LM Đinh Trí Thức, T/T Ninh Phúc Duật.

 

          Lớp đàn em: GS Nguyễn Tiến Hưng (Tổng Trưởng Kế Hoạch), GS Trần Anh Liễn, Quản Thủ Thư Viện Quốc Gia,  GS Trần Khánh Liễm, GS Phạm Thiên Hùng.

 

Cửa Thần Phù có ǵ lạ?

 

          Chúng tôi sinh ở làng Ṭng Chính, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Khi nói tới cửa biển Thần Phù, người ta thường nhắc tới câu:

 

          Lênh đênh qua cửa Thần Phù

          Khéo tu (chèo) th́ nổi, vụng tu th́ ch́m

 

          Cửa Thần Phù là một cửa biển rộng lớn, tính từ cửa sông Đáy, tới Ḥn Nẹ, cửa Sung. Trong vùng có khá nhiều danh lam thắng cảnh: Động Từ Thức, Hang Giơi, đèo Tam Điệp, Bia Thần, núi An Tiêm, v.v.

 

          Thần Phù là cửa biển nguy hiểm, nhiều thuyền bè đi qua đây không khéo dễ bị đắm ch́m. Thực ra vùng nguy hiểm nhất tức hai bên hữu và tả ngạn con sông Càn khởi sự từ cửa Chính Đại ra. Đây mới là nơi nguy hiểm nhất cho tầu bè. Vùng này bao gồm làng Ṭng Chính, làng Tân Chính, làng Chính Nghĩa, làng Văn Đức.

 

          Núi Chính Đại nằm ngay tả ngạn cửa sông Chính Đại, rồi đến dẫy núi Quan Lợn, núi Chóp Chài, nằm bên hữu ngạn. Nh́n phía dưới chân núi, sóng biển vỗ vào chân núi sâu hoẳm đến nỗi không nh́n tới chân, chỉ thấy bùn lầy. Phía tay mặt cách hữu ngạn sông Càn, nối theo cửa sông Chính Đại, theo quốc lộ số 1 (nay đổi số 10) là làng Thành, làng Hà. Dân làng vẫn c̣n tục lệ cấy trái dưa đỏ trên những ruộng cát đă có từ  xa xưa.

 

          Tiếp tục theo quốc lộ số 1 bên bờ hữu ngạn sông Càn (thường gọi Càn Giang), dẫy núi An Tiêm cao sững sờ mà trên gần đỉnh núi vẫn c̣n ngôi mộ của An Tiêm trơ gan cùng tuế nguyệt. Dưới chân núi bên kia có đền thờ Mai An Tiêm. Cũng tiện đây tôi xin nhắc là tại vùng này cho tới cửa Sung có rất nhiều người mang tên họ Mai. Tiếp theo núi An Tiêm là núi Đầu Trâu, núi Sơn Tiền.  Phía tả ngạn kéo theo núi Chính Đại là núi Lai Thành.

 

          Cả một vùng núi kéo dài thành ṿng cung tại cửa sông Chính Đại tiếp theo sông Càn đă là một vùng rất nguy hiểm cho tầu bè. Cũng chính thế trong chính sử cũng như ngoại sử, người ta đă nhắc nhiều tới địa danh này. Trong những năm cuối thập niên bốn mươi sang nửa thập niên năm mươi, các vị trí núi Chính Đại, núi An Tiêm, núi Sơn Tiền là những yếu điểm kiên cố và quan trọng về chiến thuật và chiến lược. Những dân làng ở chung quanh phải chịu nhiều cảnh điêu đứng sợ hăi. Ai ai đều lo sợ cho số phận của ḿnh mỗi khi đạn rớt xuống bên đường hay cạnh nhà khi giặc về ban đêm. Anh Bằng đă ghi lại trong chuyện dàn thiên lư I:

 

          Này anh lính chiến, người bạn pháo binh,

         Mẹ tôi tóc sương từng đêm nghe đạn pháo binh rơi thật buồn.

         Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi.

          Nhà tôi ở cuối chân đồi!

 

          Cửa Thần Phù trước chiến tranh, khi chúng tôi mới lớn lên vẫn c̣n ghi nhớ trong tâm khảm. Làng Ṭng Chính bao gồm ba khu: giáp Đông, giáp Tây và giáp Nam là nơi ḍng tộc của hai vị sáng lập dân làng và chiêu dân lập ấp: ḍng tộc Cố Trần Văn Kỳ (giáp Đông) và ḍng tộc Cố Trần Văn Sao (giáp Tây), giáp Nam dành cho con dân nhận các cụ là những vị đỡ đầu. Chẳng hạn Ông Trần Văn Hy, là ông nội của tôi đă đỡ đầu cho các vị như Ông Hàn Hiệp (sinh ra LM  Bùi Bằng Hiến), ông Đồ Ban (sinh ra ông Sắc chủ hăng xe hơi tại trại Cau, Hải Pḥng), Ông Tri Lượng (sinh ra BS Trần Kim Tuyến). Làng Tân Chính gồm Tân Ṭng, Tân Ân, Mông Ân là dân chiêu mộ làm ruộng chia, hầu hết ruộng các cụ dâng cúng cho giáo phận Thanh Hóa. Làng Ṭng Chính và Tân Chính nằm ôm lấy nhau như cặp rồng, từ cửa sông Chính Đại dọc theo con sông Càn cho tới Cồn Thoi, có những uốn khúc đă tạo nên nét phong thuỷ, cảnh sinh sống trù phú tại cửa Thần Phù.

 

          Cái tên Điền Hộ thường hay được dùng lẫn lộn, nhưng cũng ăn sâu vào nếp sống của dân miền. Điền Hộ có chợ họp sầm uất, tại đây có đủ mọi mặt hàng, đặc biệt là những hải sản rất quư ít t́m thấy những nơi khác. Chẳng hạn tôm he, cua bể lột, xà xạ bấy, tôm rảo, tép hoa, cá thu, cá vược, lươn, nhệch, cua ra, cua rạm, cua rốc. Những hải sản hảo vị này đă được dân làng thưởng thức, hơn nữa c̣n chuyển tải tới những vùng lân cận và các thành phố lớn như Nam Định, Hà Nội. Lại có những thứ chim quí như chim xanh, chim ngói, ṃng két, nhắc đến làm sao không khỏi cho các cụ nhớ lại những món ăn khoái khẩu của một thời sống trong vùng cửa Thần Phù.

 

Điền Hộ có nhiều loại gạo: gạo ré hoa dùng cho những người đi làm vất vả, ăn  no lâu. Gạo tám thơm, gạo rự là những thứ gạo quí dùng trong những trường hợp đặc biệt. Mỗi khi bưng nồi cơm tám hay cơm rự mà có mùi thịt nướng hay mùi cá nướng th́ chẳng dấu ai được trong lối xóm. Gạo nếp hương dùng cho các buổi tiệc, hay dùng gói bánh chưng, gạo nếp lật dùng nấu rượu. Những ṿ rượu tăm góp vui cho tiệc tùng hay chén chú chén tôi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sau những cơn mưa lớn, dân làng thường leo núi bắt ốc núi (escargots) ăn thú vị, lại c̣n đi lượm thạch nhĩ, h́nh thù như mộc nhĩ, nhưng mầu xanh rêu mọc ra từ kẽ đá. Người làng thường gọi rau máng. Rau máng tươi trộn gỏi với tôm, thịt, khế chua mè rang hay lạc rang th́ cũng là một khẩu vị đặc biết nơi đây.

 

          Khi những ruộng lúa con gái mượt mà cuốn theo chiều gió biến thành những làn sóng xanh mướt trải dài tới vô tận. Lúc lúa trổ bông, hương thơm của mùi đ̣ng đ̣ng, rồi mùi ngào ngạt lúa chín. Trong những năm tháng thanh b́nh, dân làng được hưởng năm tháng hạnh phúc tuyệt vời. Hạnh phúc người ta khi mất đi rồi mới thấy nó quư làm sao.

 

          Vào những buổi chiều mùa hè, chúng tôi thường đi nhà thờ. Khi ở nhà thờ ra anh em chúng tôi san sát nhau tṛ truyện vui vẻ, đi theo đường kiệu ra tới bờ sông, từ đó chia tay vào xóm trong hay ra xóm ngoài. Ngôi thánh đường được xây cất đồ sộ ngạo nghễ một vùng. Tiếng chuông sớm tối giúp cho dân làng đi dự lễ, đọc kinh buổi trưa hay buổi tối tắt đèn đi ngủ. Nhà thờ có nhiều sinh hoạt và hội đoàn: có dàn kèn tây, có hội bát âm, có gác đàn, có đàn phong cầm. Những người phụ trách hát thường xuyên là anh em: ông Biểu Măo, Trần Tấn Mùi, Anh Bằng và cụ Chánh Kỷ phụ trách đàn phong cầm. Cũng nhờ có những sinh hoạt này mà chúng tôi vừa làm quen được với tân nhạc và cổ nhạc.

 

          Điền Hộ trên bến dưới thuyền, có ca nô chạy vào Thanh Hoá hay ra Phát Diệm, có xe đ̣, có những mảng bè gỗ lim, bè luồng, bè nứa từ Thanh Hoá tải ra, có những thuyền chở lúa gạo vào Thanh Hóa. Tất cả một vùng sinh hoạt buôn bán tấp nập.

 

          Mời quư vị xem qua đoản văn tả cảnh tĩnh mịch tại cửa Thần Phù vào buổi khuya mùa đông:

 

“Chiều đổ xuống. Đoàn trâu từng lũ theo nhau trên đường đê gập ghềnh bậc thang trở về chuồng. Ngọn đèn dầu được thắp lên leo lét một khoảng trống. Cánh rèm che cửa từ từ khép lại. Cảnh vật đi vào bóng tối. Một hồi chuông chiều vang lên, âm thanh vọng vào tận sâu dẫy Trường Sơn, rồi dội ngược lại những dẫy núi đối diện như núi Bầu Tiền, núi Nhân Sơn, núi An Tiêm, núi Quan Lợn, núi Chắp Chài.. tạo thành những âm vang ḥa điệu ngân vang khắp vùng cửa Thần Phù. Tiếng chuông từ từ thưa dần, rồi tàn lụi trong đêm tối. Cả không gian phẳng lặng. Lâu lâu tiếng gió rít qua kẽ rèm trước cửa nhà. Tiếng sáo diều nhịp nhàng ḥa theo âm vang của vũ trụ. Tiếng sáo diều c̣n êm ả c̣n thanh thoát hơn cả linh phong. Chúng tôi lẩm bẩm cầu kinh, rồi từ từ khép mắt đón nhận sự b́nh an của Thượng Đế đang bao trùm cả trái đất.”

 

(trích: Thú Điền Viên / Tiếng Chuông Thức Tỉnh – 2003 của Trần Khánh Liễm).

 

          Nếp sống thanh b́nh của một thời, với những sinh hoạt thôn xóm, cảnh sống nhộn nhịp tại Cửa Thần Phù khỏi sao không tạo cho Anh Bằng một tâm hồn đầy nhựa sống của một đời sáng tác âm nhạc.

 

 

Anh Bằng vẫn c̣n ở lại với chúng ta!

 

          Khi c̣n sống Nguyễn Du nghĩ không biết sau này có ai c̣n nhớ tới ḿnh không: bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khốc Tố Như .

 

          Không hiểu c̣n Anh Bằng th́ sao?

 

          Với những nhà văn, nhà thơ hay nhạc sỹ, người  ta thường t́m hiểu tư tưởng của họ như thế nào đối với cái chết trong tương lai của họ. Với Anh Bằng, có một số bản nhạc chúng ta có thể t́m hiểu tư tưởng của anh về cuộc đời, sự sống và sự chết. Mời quí vị đọc qua đoạn trong bài Chấp Nhận của anh:

 

          Chuyện dĩ văng xin đừng nhắc lại,

          Chỉ buồn thêm, chỉ buồn thêm ..

 

          Một chút nắng không làm ấm lại,

          Màn giá băng của đời ta ..

 

          Yêu là chấp nhận những khuôn t́nh khổ nhất trên đời ..

 

          Đừng trách nhau chuyện đời

          Trách nhau chuyện đời, người yêu ơi.

 

          Đúng thế! Anh Bằng đă chấp nhận cuộc đời, chấp nhận khổ đau, không than trách, không khóc lóc. Che dấu đi nỗi khổ đau bằng một nụ cười. Anh có bị ảnh hưởng của Alfred  de Vigny?

 

          Trong Khúc Thụy Du ta thử nghe:

 

          Hăy nói về cuộc đời, khi tôi không c̣n nữa,

          Sẽ lấy được những ǵ, về bên kia thế giới,

          Ngoài trống vắng mà thôi.

 

          Tư tưởng này có giống như khi trong sách Gương Phúc anh đă đọc: Giả trá! giả trá! mọi sự là giả trá (vanitas, vanitas, vanitatum et omnia vanitas).

 

 

T́nh thương ấp ủ của Anh Bằng ra sao?

 

          Anh Bằng dành cả cuộc đời của ḿnh cho âm nhạc! Cả khi anh không c̣n nghe được tiếng hát, anh vẫn làm nhạc. Anh ca tụng t́nh yêu, tâm hồn anh luôn ấp ủ bao bọc cho những người thân yêu, cho bằng hữu, cho các nghệ sĩ. Vâng, anh đă dành cho những nghệ sĩ hay nói đúng hơn cho những người làm việc cho ca hát, cho nghệ thuật tất cả tấm ḷng cao cả vô vị lợi của anh.

 

          Những năm tháng sống nơi đất khách quê người, Anh Bằng có tên tuổi, được nhiều người mến phục. Đó là cái anh được. Nói về tiền bạc hay cuộc sống của anh, anh không được ǵ. Tôi nói như thế v́ vợ con anh, v́ anh em bằng hữu đều biết rơ nếp sống chật hẹp của anh. Nhưng anh vẫn sống vẫn làm nhạc, vẫn che chở và ấp ủ những người cùng chí hướng, cùng làm việc với anh từ sáu chục năm nay đủ mọi lứa tuổi. Anh đă bao bọc, đă lo liệu mọi chuyện cho họ. Tôi nói như thế không phải mơ hồ, mà mỗi người biết và làm việc với anh không bao giờ quên sự bao che và ôm ấp của anh.

 

 

Anh Bằng muốn ǵ khi anh về bên kia thế giới?

 

          Bây giờ anh sống bên kia thế giới: anh hạnh phúc là điều mọi người cùng nh́n thấy và hằng cầu chúc cho anh. Những điều anh muốn là anh vẫn c̣n ấp ủ và che chở cho mỗi người trong chúng ta. Anh muốn Asia vẫn tiếp tục công việc phát triển văn hoá, phục vụ đồng hương, duy tŕ sức mạnh chiến đấu bảo vệ quê hương cho đến ngày đất nước thanh b́nh. Anh có cả một đội ngũ hùng hậu: nào là Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Phương Hồng Quế, Ngọc Đan Thanh, tiếng hát trẻ như Thiên Kim, Y Phụng, Y Phương, Diễm Liên, Băng Tâm, Lâm Thúy Vân, Lâm Nhật Tiến, Nguyên Khang, Đặng Thế Luân, Đan Nguyên, Quốc Khanh, Huỳnh Phi Tiễn, v.v. trong tiếng hát bất khuất vẫn c̣n ở lại. Mong mọi người hiểu và làm theo ư nguyện của anh.

 

 

Ảnh do Đạt Kiều cung cấp.

 

 

Trần Khánh Liễm

Viết xong tại Houston, ngày 21 tháng 1 năm 2016.

 

(Bài được phổ biến nhân dịp lễ giỗ 100 ngày của Nhạc Sỹ Anh Bằng)