Thi

Song Thao

 

 

 

 

Thi cử là chuyện rất hại tim chẳng nên nghĩ tới. Vậy mà làm thân nhà giáo, đă thi cử nát nước hồi đi học lại c̣n vướng bận chấm thi thời dạy học, chuyện chẳng thú vị chi mà đa mang. Trong một lần đi chấm thi tại Sài G̣n, tôi vướng víu măi một h́nh ảnh mà cho tới bây giờ vẫn c̣n rơ nét. Chuyện lâu rồi, tôi chẳng nhớ được vào năm nào, chỉ nhớ là năm đó tôi cùng chấm thi một pḥng với Nguyễn Thiệu Hùng, lúc đó đă là nhà thơ Mai Trung Tĩnh. Chúng tôi là bạn học ở Chu Văn An, ngồi cùng bàn tại lớp Đệ Nhị C, giáo sư Việt văn là thầy Vũ Hoàng Chương. Năm đó lớp tôi c̣n một người nữa sau này cũng thơ thẩn là Lê Đức Vượng tức nhà thơ Vương Đức Lệ.

Mỗi lần tới cửa trường chấm thi, chúng tôi thấy một cô bé gày g̣, tóc để dài, mặt mày xanh lét, đứng co ro bên cánh cửa, nh́n chúng tôi đi ra đi vào với con mắt sợ sệt. Nét lo lắng hiện rơ trên khuôn mặt tội nghiệp này. Khi vào pḥng chấm thi, tôi hỏi Hùng có thấy cô bé ngoài cửa không, Hùng gật đầu. Moa thấy thương con nhỏ quá. Đáng thương thật. Chắc hẳn kết quả kỳ thi này sẽ đổi đời cô bé nên em mới theo dơi sát sạt như vậy. Khi chấm bài, đôi mắt cô bé không khi nào rời khỏi trí óc tôi. Việc đó làm cho ng̣i bút của tôi nhiều khi khựng ngang, nghĩ đi nghĩ lại mỗi khi chấm một bài làm có nhiều lỗi sai sót. Cho điểm số xấu là chuyện phải làm để giữ sự công bằng cho các thí sinh cũng như duy tŕ giá trị của văn bằng, nhưng mỗi lần hạ bút viết một con số bất đắc dĩ phải viết, đầu óc tôi cứ vẩn vơ ư nghĩ đây có phải là bài của cô bé đứng ngoài cổng không. Thi cử thật gian nan, cho cả thí sinh lẫn giám khảo chấm thi.

Khi nghỉ giải lao, Hùng và tôi thường chuyện tṛ với nhau về tṛ thi cử lúc bấy giờ. Học hành cả năm, tốn bao nhiêu công sức và tiền bạc, vậy mà kết quả như một cuộc đánh đố dựa vào vài ngày vác bút đi thi. May rủi nằm nhiều trong thời gian ngắn ngủi chỉ bằng một phần trăm những ngày học hành. Có thí sinh học giỏi suốt năm, tưởng mảnh bằng đă nắm chắc trong tay nhưng chỉ v́ lo lắng vẩn vơ đến mụ người nên đành ôm hận. Sự may rủi không nhiều như khi mua một tấm vé số nhưng nó vẫn có đó. Như một định mạng.

Những ngày chúng tôi c̣n ngồi trong những lớp thi Tú Tài, phần một và phần hai, bài hát của Đỗ Kim Bảng đă là bài hát rất phổ biến, định mạng của chúng tôi. Thi ơi là thi! Sinh mi làm chi! Trượt: nghẹn ngào! Đậu: ồn ào, buồn vui v́ mi. Thi cử chỉ có hai con đường vào ngày treo bảng kết quả. Hai con đường khác nhau một trời một vực. Đây bao bộ mặt cười ra nước mắt, than câu: học tài thi phận! Đây bao tiếng cười đắc chí khoe rằng: Phen này tao trượt th́ ai đậu cho!

Đậu và trượt là hai kết quả phải có của một cuộc thi. Hai con đường đối nghịch nhau. Một con đường đầy tiếng cười và một con đường đầy nước mắt. Mấy ai giữ được b́nh tĩnh trong khúc ngoặc của cuộc đời. Một anh bạn tôi trượt kỳ thi năm thứ nhất Luật khoa, ra đứng ở giữa trung tâm Sài G̣n, ngay trước nhà hàng Givral, đối diện ṭa nhà Quốc Hội, thấy ai quen đi qua, dù chỉ quen sơ sài, cũng níu áo lại, cười cười, nói: “Trương Quang T., 7 điểm, rớt!”. Cái cười của anh trông không ra cười mà cũng không ra khóc.ngơ  ngác như của một sinh vật không c̣n là người. Một anh bạn khác, cũng học luật, là một cây “gạo”. Anh học cours không sót một chữ. Anh đưa cho tôi cuốn cours quay ronéo và anh ngồi đọc. Tôi ḍ theo coi anh có sai chữ nào không. Anh đọc thuộc ḷng từ đầu tới cuối, không sai một chữ, lại c̣n nhắc tôi sang trang! Vậy mà cuối năm thi, rớt! Đúng là học tài thi phận. Chuyện này ông Tú Xương của chúng ta đă quen.

Mai không tên tớ, tớ đi ngay

Giỗ tết từ đây nhớ lấy ngày

Học đă sôi cơm nhưng chửa chín

Thi không ăn ớt thế mà cay!

Lận đận măi th́ ông Trần Tế Xương cũng vớ được mảnh bằng Tú Tài. Thời chúng tôi thi Tú Tài cũng lận đận không kém. Đó là vào giữa thập niên 1950 của thế kỷ trước. Lúc đó bậc Tú Tài chia làm bốn ban. Ban Khoa Học Thực Nghiệm, gọi là Ban A; ban Toán, tức ban B; ban Sinh Ngữ, gọi là ban C; và ban Cổ Ngữ, tức ban D. Ban Khoa Học Thực Nghiệm tương đối có số phần trăm đậu khá cao, ban Toán cũng kha khá. Riêng ban Sinh Ngữ chúng tôi th́ trần ai khoai củ. Số thí sinh đậu chỉ khoảng 10%, nghĩa là mười người đi thi th́ chín người đi đoong!

Hai đường đậu và trượt mở ra hai con lộ cho tương lai: lên Đại Học hoặc du học và vào quân trường. Hai con đường khác nhau một trời một vực. Tôi muốn nói trước về số đông: những người trượt. Trong số này tôi chỉ nói về những chàng trai mộng thi cử không thành. C̣n những cô nàng th́ chuyện trượt không phải là chuyện thảm hại lắm. Quân trường hồi đó không thèm nhận các nàng tú rớt! Nhưng thi rớt vẫn có nỗi đau nằm đó. Buồn chứ!  Chuyện buồn thi cử cùa các nàng làm tôi phải lôi ông Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên ra. Ông này là một người ác. Cứ đọc thơ ông khắc biết:

Nghe nói em vừa thi rớt Luật

Môi trâm anh tàn héo nụ xa vời

Mắt công nương thầm khép mộng chân trời

Xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng!

(Dù thật sự cũng đáng đời em lắm

Rớt đi Duyên, rớt để thương người!)

Ta – thằng ôm hận Tú Tài đôi

Không biết t́m ai mà kể lể.

Thi cử, nhất là thi Tú Tài thời của chúng tôi, là một biến cố. Thức đêm thức hôm gạo bài, uống cà phê hoặc thuốc an thần cho khỏi buồn ngủ, là một chiêu nhiều thí sinh phải áp dụng. Có những anh chị lo lắng quá nên lạm dụng thuốc khiến sau này bị điên loạn. Có những người học đến hết mức mà vẫn cứ vỏ chuối mà đạp, uất ức tới uống thuốc độc tự tử. Nhà có người đi thi là mọi người sẵn sàng ứng chiến. Tác giả Gordon Thúy kể lể sự t́nh: Chưa thấy một người làm quan, cả họ được nhờ, mà chỉ thấy cả nhà mệt nghỉ v́ đứa con đi thi. Bố lo tiền cho con đi học kèm thêm suốt năm, mẹ nấu chè nấu cháo ăn dặm ban đêm cho có sức khoẻ, giữa khuya lại thức giấc quát con ơi đi ngủ thôi con kẻo mai không dậy đi học nổi! Bà nội ngày rằm mồng một ś sụp khấn vái xin Trời Phật phù hộ cho cháu nó thi đỗ phen này, bảng vàng đề tên, không hổ danh gịng họ. Ngày đi thi bố chuẩn bị dầu nhớt cho chiếc xe từ mấy hôm trước để đưa sĩ tử đi đến nơi về đến chốn. Mẹ nấu món ăn cho lành, bổ dưỡng, dễ tiêu, để không bị đau bụng đau băo. Nhất định phải có chè đậu, phải nấu bằng đậu đỏ cho may mắn, không nấu đậu đen, và tuyệt đối không cho ăn chuối hay trứng gà trứng vịt những ngày này, nhất định không cho cơ hội trượt vỏ chuối hay lănh trứng vịt! Đến ông anh trong nhà chẳng muốn quan tâm ǵ mà cũng bắt buộc trở nên “hữu dụng”: “Ra đầu ngơ đứng đi con!”. Thế là ngày nào sĩ tử cũng ra ngơ gặp trai, hên cách ǵ! Sau đó th́ anh xách xe chạy theo đuôi bố, nhỡ xe bố trở chứng nằm ẹp là có tài xế dự khuyết trám chân vào ngay! Không nhiêu khê như nhân vật trong Lều Chơng của Ngô Tất Tố ngày xưa, nhưng toàn thể tiểu gia đ́nh cũng không kém phần sôi động vất vả”.

Thi cử stress kinh khủng. Cho tới bây giờ, già cái đầu rồi, vậy mà thỉnh thoảng tôi vẫn nằm mơ đi thi khiến toát mồ hôi hột. Tỉnh dậy, thấy ḿnh....già, mừng muốn chết! Trước năm 1968, thi Tú Tài được chia thành hai hồi. Thi viết và thi vấn đáp. Đậu thi viết mới được vào vấn đáp. Đây là giờ phút mặt đối mặt với giáo sư giám khảo. Chuyện thuộc bài đă đành, nhưng chuyện tâm lư mới quyết định tất cả. Ông bố bà mẹ, ông anh bà chị, ông chú bà bác, ngồi ở dưới hoặc thập tḥ ngoài cửa pḥng, hồi hộp theo dơi một thân h́nh gầy g̣ v́ thức khuya, mặt xanh lè v́ hồi hộp, đang nhập trận đối diện với…tử thần!

Hung thần ngày đó là Giáo Sư Vơ Văn Lúa. Một tác giả không rơ tên kể lại chuyện khi nghe Giáo sư Lúa sẽ hỏi vấn đáp năm nay đă vội vàng đổi sinh ngữ chính từ Pháp sang Anh văn để tránh…voi: Không ai bảo ai, một số học sinh sợ ăn điểm một hai gậy của giáo sư Lúa bèn trốn ông, chọn Anh Văn làm sinh ngữ một. Tên sao trùng với người thế. Gặp ông là lúa đời rồi. Ông nổi tiếng hung thần đánh rớt học tṛ. Vậy mà được đồng nghiệp kính nể. Anh Văn vốn tôi đă chẳng giỏi ǵ, phần lớn thời gian tự học lấy trong “Butterfly”. Giọng đọc anh văn th́ thầy c̣n đọc trật huống chi tṛ. Sang Mỹ này vừa chẵn 30 năm mà nói Mỹ vẫn chưa hiểu!!! Sau bài luận văn chương ép uổng đó, từ đó đến nay, tôi không hề dám viết một câu tiếng Anh nào nữa, mặc dầu việc biên khảo hiện nay, phần lớn, tôi đều dựa trên sách viết bằng tiếng Anh” .

Vậy mà, khổ thân tôi, năm đó tôi đụng Giáo sư Lúa trong kỳ thi vấn đáp Tú Tài I. Khỏi phải nói tôi oán ông trời như thế nào ! Chỉ có hai chục thí sinh vào pḥng thi của thầy Lúa mà sao tôi dính thẹo ? Rồi cũng tới giờ khắc của định mệnh. Lối hỏi vấn đáp của thầy là kêu một thí sinh lên chọn đề rồi về ngồi sửa soạn trong 5 phút. Thí sinh này lên bảng trả lời th́ thầy đă kêu thí sinh kế tiếp chọn đề và ngồi soạn bài. Vậy là, một đang bị quay trên bảng th́ có một đang ngồi cắn bút suy nghĩ. Khi tôi đang ngồi soạn bài, bỗng nghe thấy tiếng thầy quát lớn thí sinh đang trả bài trên bảng : “Nếu anh là con tôi th́ tôi đă cho anh một cái tát!”. Hồn vía tôi bay lên mây. Khi được gọi lên bảng, tôi lê bước như một tội đồ. Nhưng, nhờ trời, tôi trả lời thông suốt. Kỳ đó tôi không…lúa !

H́nh như, đối với một số giáo sư giám khảo hỏi vấn đáp, việc “hành hạ” thí sinh là một cơ hội để tỏ rơ oai quyền của họ. Giáo sư T. dạy Sử Địa, có lối hỏi vấn đáp đánh lừa thí sinh. Thầy không cho thí sinh nói mà thầy tự hỏi rồi tự trả lời. Tôi được hỏi về một trận đánh của vua Quang Trung, chưa kịp nói chi th́ thầy đă trả lời hộ. Thầy kể về trận đánh, cánh quân này do Đô Đốc Lộc chỉ huy, tiến đánh như thế nào, quân Thanh chạy như thế nào, rất rành rọt và có lư. Xong thầy hỏi : “Phải không anh?” . Là một học sinh Chu Văn An của thầy, tôi tưởng thầy giúp ḿnh, mừng muốn chết, vội đáp : “Thưa thầy, phải ạ”. Thầy xuống câu xề : “ Sai rồi anh ạ ! Cám ơn anh ! »  .

Thời đó có một số giáo sư trẻ rất ngông nghênh. Tôi vào vấn đáp Tú Tài II với giáo sư H., môn Anh văn. Câu hỏi thứ nhất về văn chương Anh :  “Anh biết ǵ về nhà thơ John Keats?” . Sách giáo khoa cho môn Anh văn lớp Đệ Nhất Văn Chương là cuốn L’Anglais Vivant 5eme Beige. Tôi nói hết về John Keats trong cuốn sách giáo khoa này. Nghe xong, ông phán :  “Đó là những điều sơ đẳng về John Keats, tôi muốn anh đi sâu vào hơn” . Vốn liếng đâu mà đi sâu, tôi ngồi đực mặt ra. Thua ! Ông bảo tôi lên bảng, cầm phấn, hỏi về Ngữ Học Anh. “Anh viết theo phiên âm quốc tế sao cho người ngoại quốc đọc được câu Kiều : Đầu cành lửa lựu lập loè đơm bông” . Chúa mẹ ơi, trong chương tŕnh học chỉ dậy viết phiên âm quốc tế những chữ tiếng Anh, giờ viết phiên âm quốc tế cho chữ Việt, làm sao đây ? Tôi giận cụ Nguyễn Du hết biết. Sao cụ viết ra câu thơ toàn những chữ đọc trẹo họng làm khổ kẻ hậu sinh như vậy. Th́ viết đại. Nhưng cái viết đại không vừa ư ông giáo sư đang vênh mặt lên v́ vừa “giết” được một thí sinh. Tôi trượt kỳ vấn đáp này. Nhưng không phải chỉ ḿnh tôi. Tất cả 13 thí sinh vào vấn đáp ông thần này đều chỉ được 3/20 điểm. Trượt tuốt luốt hết. Khoá hai năm đó, ông thần này bị cấm chấm thi! Ông này hiện cư ngụ tại Canada.

Cũng mấy ông giáo sư trẻ ngông nghênh ! Trường hợp của chú em ruột tôi, hiện sống tại Mỹ. Trong lớp Đệ Nhị C tại trường Chu Văn An năm đó có giáo sư L. dậy Pháp văn rất hay. Học sinh rất thích. Giữa năm, đổi giáo sư. Ông N. dậy thế. Học sinh phản đối việc đổi giáo sư. Khi ông N. vào lớp giờ đầu tiên, tất cả lớp đứng dậy xuống pḥng Hiệu Trưởng. Xui cho chú em tôi là người đi đầu khi cả lớp bỏ ra khỏi pḥng. Ông N. nh́n thấy và ghi nhớ. Khi vào vấn đáp Tú Tài I, may là em tôi không gặp ông. Nhưng khi sắp sửa lên thi, bỗng thấy ông N. nhớn nhác đi nh́n từng pḥng thi Pháp văn, và ông nh́n thấy em tôi. Ông liền công khai vào pḥng, lên bàn giám khảo, cúi xuống nói nhỏ với giám khảo, cũng là một giáo sư trẻ, bạn ông, tên D.. Không biết ông nói chi nhưng chú em tôi bị đánh rớt môn Pháp văn. Ông đă nhờ bạn đánh rớt thí sinh ông trù ém. Sau 1975, ông D. và chú em tôi đă nằm chung một tổ khi đi tù cải tạo. Trong 6 năm tất cả. Tôi hỏi chú em tôi có nhắc chuyện cũ không? Chú ấy lắc đầu. Trong hoàn cảnh cùng khổ đó, chuyện xưa bỗng thành chuyện nhỏ. Hiện ông N. đang định cư tại Pháp và ông D. tại Mỹ.

Giáo sư Nguyễn văn Lục, trong bài viết: “Nh́n lại việc thi Tú Tài ở Việt Nam trước năm 1975”, đă kể lại một trường hợp khi đi coi thi của ông. Ông được cử làm giám thị hành lang, nghĩa là đi rảo rảo ngoài pḥng thi để ŕnh coi có thí sinh nào quay phim gian lận không. Ông thấy trong một pḥng thi, một nữ thí sinh dấu bài quay ở đùi, dưới vạt áo dài. Ông vô pḥng, cúi xuống bảo nhỏ với thí sinh cất “bửu bối” đi, tránh không cho các thí sinh chung quanh nghe thấy. Thí sinh vội nhét tấm phao vào miệng và nuốt trôi, đồng thời la làng là bị oan. Ông giằng lấy bài thi, phát cho cô này một tờ giấy làm bài mới. Ông cầm tờ giấy cũ đi ra. Ông định mang ra vứt đi nhưng cô nữ sinh tưởng ông mang lên văn pḥng nên chạy theo, khóc lóc um sùm. Vậy là sinh chuyện lớn. Mọi người đều biết. Đành phải làm biên bản. Thiện chí của ông bị hiểu lầm. Ông kể: “Buổi trưa ra về, em đón tôi tại cổng trường ra chiều tuyệt vọng, không năn nỉ nữa và hét to trước khi bỏ đi: “Thầy ác quá, sau này sẽ không có con”. May là lời nguyền rủa của em không ứng nghiệm. Sau này tôi có hai con trai và cả hai bàn tọa b́nh thường. Tôi im lặng không nói ǵ, để yên cho em rủa và xỉ vả. Nhưng buồn. Cho đến bây giờ nhắc lại vẫn thấy buồn. Và tự nhiên c̣n hối hận v́ nặng tay với em. Thôi th́ cho xin lỗi. Trong đời đi dậy, niềm vinh hạnh đến cho tôi th́ đầy không có chỗ chứa. Nhưng bên cạnh đó, có những ân hận việc này, việc nọ, nhiều khi chẳng đáng mà vẫn c̣n ân hận như mắng nặng một em nữ sinh, dĩ chí có lần tát vào má một nữ sinh trước mặt đông đảo học tṛ. Ân hận này sao nguôi!”.

Không hiểu trong suốt cuộc đời sau đó, ba ông giáo sư trẻ tuổi ngông nghênh ngày đó có khi nào nghĩ lại những chuyện ḿnh đă nhũng lạm  quyền hành để đánh rớt các thí sinh không? Và có niềm ân hận nào tràn dâng trong ḷng không? Ba ông ngày nay đă già, có ông đang chịu đựng những tháng ngày bệnh tật trong nhà dưỡng lăo, cầu mong cho các ông có trí óc ngắn ngủn để những việc làm trong quá khứ không c̣n ám ảnh các ông trong những ngày c̣n lại, cũng chẳng nhiều nhặn ǵ, của cuộc đời.

Thi cử của chúng ta rập khuôn lối thi cử của Pháp, khá bất cập. Cả công lao học hành trong suốt một năm dài chỉ được quyết định trong mấy ngày đi thi. Đó là chuyện bấp bênh. Đau ốm, bệnh tật, trạng thái tinh thần và cá nhân các giám khảo. Luôn luôn có thể có những bất ngờ xảy ra làm tiêu tan cả năm học. Con cháu chúng ta thi cử tại Mỹ và các quốc gia tiên tiến khác ngày nay không bị những bất cập đó chi phối. Tác giả Gordon Thúy nhận xét: “Sau này sang Mỹ sinh sống thấy con tôi học rất thoải mái. Học trong lớp vừa xong một chương là cho bài kiểm, bài thi liền để c̣n nhớ bài, không đợi đến cuối năm khảo nguyên một cuốn sách mấy trăm trang như ở Việt Nam (mà đúng ra th́ Việt Nam khảo cả chục cuốn sách v́ chương tŕnh nguyên năm có cả chục môn học). Tại trường Mỹ, bài nào kiểm không khá là thầy cô cho dậy lại (re-teach), thi lại (re-test) ngay. Giờ nghỉ trưa hay sau buổi học thầy kèm thêm cho thấu đáo. Đến hết bậc Trung Học bên Mỹ, nếu các môn bắt buộc trong chương tŕnh phổ thông đă hoàn tất và đủ điểm, là lập tức mũ áo xênh xang lên lănh bằng ngay, chẳng có tú I tú II ǵ sất! Từ đó tôi thấy sự khác biệt về thi cử giữa hai hệ thống: ở Mỹ dậy cho đậu chứ không dậy cho rớt, ở Việt Nam không thật xuất sắc là rớt như chơi!”.

Ngẫm lại những năm học hành thi cử, tôi bỗng rùng ḿnh. Chẳng lẽ lại nói chúng ta sinh ra không đúng lúc, không đúng nơi!

 

Song Thao                                                                                                      

06/2016

 

trích từ:

Phiếm 18

Nhân Ảnh sắp xuất bản trong tháng 7, 2016