Vn C̣n Trng

Trong B Sưu Tp

Khánh Trưng

 

 

 

 

 

Chiếc Bus xuất hiện đầu ngă tư, vượt đèn xanh, chậm lại. Hắn rời trạm tiến vội ra lề đường. Thất vọng. Ba con số trước đầu xe không phải những con số hắn chờ đợi. Trở lại chỗ ngồi, nôn nóng đưa tay xem đồng hồ (dù chẳng có việc ǵ gấp). Theo lời dặn của Thư, muôn ra gare, hắn phải chọn chiếc bus mang sô" 615B. Nhớ, 615B. Lên nhầm anh sẽ lạc qua tuyến khác. Gần năm năm sống ở nước ngoài, lần đầu tiên hắn sử dụng phương tiện di chuyển công cộng. Ở California, mở cửa bước ra đường, đă xe hơi. Đi làm, xe hơi. Đi chợ, xe hơi. Đi học, xe hơi. Thậm chí “sinh hoạt t́nh yêu”, cũng xe hơi: đưa nhau vào băi chiếu phim lộ thiên - Drive- In-Theatre - quay kín kiếng, mặc kệ Ninja tả xung hữu đột, cuộc cờ người vẫn cứ bày ra ngay trên nệm xe. Hấp dẫn (diện tích ḷng xe chật chội, không muốn kiểu cọ vẫn phải kiểu cọ). Hồi hộp (vừa sinh hoạt vừa lấm la lấm lét ḍm chừng phú lít). Tiện lợi (khỏi motel khách sạn rắc rối sự đời). Rẻ tiền (đồng hạng hai vé sáu t́). Và dĩ nhiên không kém phần thơ mộng (phàm cái ǵ hội đủ mấy yếu tố hấp dẫn, hồi hộp, tiện lợi, rẻ tiền mà không thơ mộng?). Đă quen với lối sống rất Hiệp Chủng Quốc kia, hắn thật hết sức bực ḿnh khi phải đứng chờ hàng giờ dưới khí hậu lạnh cóng chớm đông. Thư nói: "Thấm ǵ. Tháng mười hai kia, anh không hạnh phúc thế này đâu. Vừa ngóng xe vừa nhảy. Cho máu huyết lưu thông. Cho cơ thể tỏa nhiệt. Ngồi yên một chỗ sẽ biến thành cây nước đá ngay”. Hắn đùa: “Thảo nào dân Tây đàn ông bụng không bự, đàn bà mông đùi nở nang. Ai cũng có triển vọng trở thành lực sĩ điền kinh ”. Đùa, không hẳn vô căn cứ. Dân Tây h́nh như là giống dân đi bộ nhiều và nhanh nhất thế giới. Đi như chạy. Như rượt cướp. Như sơ tán. Như di tản chiến thuật. Vừa bức chân ra khỏi bus, đă ba chân bốn cẳng lao xuống hầm. Ào ào. Dông gió. Cho kịp chuyến xe lửa đang từ bóng tối lao ra. Nhỡ một chuyến là mất đi mươi phút. Là đến sở trễ. Là trừ lương. Không có trường hợp giảm khinh. Không có lư do thông cảm. Không lay-off. Không khiển trách. Chỉ trừ lương. Chỉ kề dao ngoáy vào bao tử. Hết cựa. Riết, trở thành thói quen. Trở thành phản xạ. Hồi ở Việt Nam, Thư đi đứng khoan thai tiểu thư khuê các. Bây giờ, Thư nhanh như sóc, Thư vun vút như tên. Năm giờ sáng chuông báo thức réo inh ỏi. Bật dậy, lập cập ḅ vô buồng vệ sinh. Bài tiết. Đáng răng. Rửa mặt. Thay quần áo. Mở cửa lao xuống đường (từ tầng mười hai). Nhảy lên bus ra gare. Từ gare, ngủ gà ngủ gật qua năm bảy trạm. Xuống. Chui vào métro. Thêm năm bảy trạm nữa. Xuống. Chuyển qua tuyến khác. Xuống... Trồi lên mặt đất, và đi. Không, chạy chứ. Vừa chạy vừa vén tay áo coi đồng hồ. Quăng đường từ ngoại ô vào Paris - nơi Thư đang làm việc - nếu tính theo đường chim bay không quá hai mươi kilomet, nhưng đă phải đổi ba bốn tuyến, bằng đủ mọi phương tiện, và mất ngót hai giờ vàng ngọc mới nh́n thấy cửa công ty. Thư nói: “Chưa kể những hôm đ́nh công - mà bọn Pháp chúa đ́nh công - cũng phải t́m cho ra cách đến sở. Quá giang; đổi lộ tŕnh; đi ṿng... Mệt tắt thở”. “Sáo không sắm chiếc xe?”. “Lương lao động chuyên chính như Thư, chỉ vừa đủ tiền đổ xăng. Vả, riêng khoảng học lái đă mất bốn năm tháng, tốn ngót mười ngh́n quan, chưa chắc đă đậu. Mà có xe lắm khi c̣n phiền phức hơn. Ở cái thành phố lổn ngổn người ngợm này, t́m ra một chỗ đậu khác chi ngậm ngải t́m trm. Chưa kể kẹt xe. Kẹt khủng khiếp. Kẹt kinh hoàng. Cái cảnh ngồi trong xe, vừa mở sách đọc vừa nhích dần từng thước, ba bốn tiếng đồng hồ  chưa ḅ quá năm trăm mét. Chuyện thường”.

 

Bầu trời chùng thấp, mây đen ùn ùn dấy lên. Mưa lất phất. Chiếc áo khoác dùng để “diện” của thời tiết Cali quanh năm nắng ráo không đủ giữ hơi ấm. Hắn ngồi thụt sâu vào trạm đợi, khuất sau tấm bảng quảng cáo, tránh gió. Lại đưa tay xem đồng hồ. Không phải giờ cao điểm nên các chuyến xe bus có vẻ thưa. Bực bội. Hắn đứng lên định quay lại nhà thôi không đi nữa th́ nó đến. Nó, con vật kềnh càng mang số 615B ḅ vào chỗ đậu. Hắn thở phào dập điếu thuốc hút dở, leo lên, bước vội đến chiếc ghế trống chỗ cửa sau. Gă tài xế gọi giật Monsieur. Hắn quay lại. Gă tài xế đưa tay chỉ chiếc hộp sắt. Hắn sực nhớ chưa bấm thẻ. Pardon, hắn nói. Đút thẻ vào khe bấm.

Xe chuyển bánh. Mưa nặng hạt. Hai chiếc gạt nước khổng lồ gạt liên tục. Mưa xóa nḥa cảnh vật bên ngoài khiến hắn đâm lo. Theo lời Thư, nhà gare nằm phía tay trái. " bảng chỉ dẫn chứ?”. “Không. Anh cứ thấy chỗ nào đường sắt loanh quanh ngang dọc, nó đấy". Đường sắt loanh quanh ngang dọc. Trời ạ! Hắn từng nh́n thấy bao nhiêu chỗ như thế hôm qua, hôm kia. Đường sắt. Thiếu giống ǵ ở cái xứ sở hàng đầu về giao thông công cộng này. Làm sao phân biệt được đâu là nhà gare, nhất là trong t́nh trạng tầm tả mờ mờ nhân ảnh thế kia? Hắn rủa thầm, chưa có thành phố văn minh tiến bộ nào quái đản như thành phố này: bảng tên đường, bảng hướng dẫn xuống trạm métro luôn luôn nằm e ấp ở góc khuất nào đó, và không lớn quá hai gang tay. Nh́n vào họa đồ càng thêm hoa mắt, lối ngang nẻo dọc chi chít, ngoằn ngoèo, rối rắm. Nhưng thôi, đă nhập gia đành tùy tục. Hắn quay qua cười cầu tài với em bé ngồi bên cạnh,

“Xin lỗi, tao ở Mẽo mới qua, rất lấy làm mù mờ dzụ đường sá. Mi mần ơn chỏ cho tao chộ cái gare Aunay Sousbois nó nằm nơi mô?”

Em bé trừng hai ḥn bi ve ngó hắn. Chợt nhớ ḿnh vừa đấu với em bằng tiếng Mẽo, hắn vội vàng pardon, dịch câu hỏi qua tiếng bản địa (Kể ra, một trăm năm đô hộ giặc Tây cũng có cái lợi, bọn sồn sồn cỡ hắn đa phần đều hót được chút đỉnh ngôn ngữ mẫu quốc). Lần này th́ mặt mày em bé tươi rói,

“A, mi dân Mẽo?”

“Ừa.”

“Răng tao chộ mi giống bọn asie quá thể.”

Mẽo gốc Mít bị chạm nọc, dấm dẳng,

“Mi mần ơn chỏ giùm thằng Mẽo nào một trăm phần dầu tao coi. Mi không nghe tên của nước tao là Hiệp Chủng Quốc đó ru?”

“Ố là là... tao xin lỗi, tao quên.”

Giọng em bé lảnh lót như chim, khiến tự ái dân tộc được an ủi đôi phần. Hắn tỏ ra rộng lượng, “Đâu có sao..”

Và dưng không chẳng đánh cũng khai,

“Thật ra tao thuộc loại Mẽo mới, xuất thân gốc  phiu  di.”

Mắt em bé sáng như đèn pha, liếng thoắng,

“Tao hiểu rồi. Mi dân Indochine, mi vượt biển bằng xuồng ba lá...”

“Chí phải.”

“Tao có coi télé, thấy bọn mi gan cóc tía. Mần răng bọn mi dám vượt biển bằng mấy cái xuồng chó chết đó?”

Hắn bốc phét,

“Nhằm nḥ ǵ ba chuyện lẻ tẻ. Tư do trên hết. Tự do muôn nam bất diệt. Nhân dân tao anh hùng. Đă đánh cho Mẽo cút, đă đánh cho ngụy nhào, th́ một cái biển chớ mười cái biển bọn tao cũng chấp.”

Em bé lại ném hai ḥn bi ve vê phía hắn. Trông em ngưỡng mộ ra mặt. Hắn cảm thấy ḷng dạ phơi phới, đang định t́m cách lắp ráp chút ngữ vựng ăn đong để trộ tiếp, th́ em bé nhỏm người la,

“Chết, măi chuyện, tao quên. Bọn ḿnh vừa qua khỏi gare Aunay.”

Hắn giật thót. Mười cái biển hắn dám vượt, nhưng gết lốt trong trận đồ bát quái ngổn ngang đường sá này coi ṃi khó khá. Hắn hỏi, giọng có sút giảm nhuệ khí đôi phần,

“Rồi mần răng?”

Em bé so vai rất đầm, cười toe,

“Xuống trạm tới ḿnh đi bộ trở lại, có mần răng mô.”

“Xa không?”

“Năm trăm mét thôi mà.”

“Mi cũng ra gare Aunay?”

          “Oui, rứa mi định đi đâu?”

          “Tao muốn tới ḍm cái tháp nhọn nhọn, niềm hănh diện của bọn mi.”

          “Tháp Eiffel.”

“Phải, tháp Eiffel. Tuần trước tao có chộ, nhưng chỉ loang quanh phía dưới. Lần ni tao định leo lên đỉnh coi chơi.”

“Nên lắm. Mi sẽ thấy toàn cảnh thành phố Paris. Năm rồi kỷ niệm sinh nhật trăm năm khối sắt khổng lồ đó. Dân khắp nơi trên thế giới đổ về, đông như gịi.”

th́ đông là cái chắc. Tuần trước Thư rủ hắn lên chơi đỉnh tháp. Ban đầu hắn thích lắm, bằng ḷng ngay. Nhưng sau đó nh́n cái lai rồng rắn dài ngoằng dễ đến cả trăm mét, đâm nản chí. Hắn nói với Thư "thôi  để  khi  khác", rồi kéo nàng vào cửa tiệm bán đồ lưu niệm dưới một trong bốn chân tháp mua gói hạt dẻ, ra đứng chỗ bệ tượng ông Eiffel, ngước cổ nh́n lên, vừa nhai hạt dẻ vừa ngắm nghía từng thanh sắt, từng con ốc, để ngợp. Bao giờ cũng vậy, mỗi lần đối diện cái ǵ quá sức vĩ đại, hắn đều cảm thấy ngợp. Hắn đă từng ngợp khi lái xe qua cầu Golden Gate, khi leo lên đầu Nữ Thần Tự Do, khi đứng dưới chân ngọn núi đá có ba khuôn mặt ba ông tổng thống Mẽo, khi mấy ngón tay chạm vào bệ đá bức tượng Davis... Hắn vẫn thường tự hỏi một cách rất ngây ngô, rằng làm cách nào, chỉ với hai bàn tay, con người có thể thực hiện được những công tŕnh khổng lồ thế kia? Dĩ nhiên, chẳng bao giờ hắn trả lời thông câu hỏi ngây ngô mà hóc búa đó. Và v́ không trả lời nổi, hắn tiếp tục đứng hàng giờ, vừa nhai hạt dẻ (hay ph́ phèo thuốc lá, hay lách chách kẹo cao su...) vừa ngợp.

Chiếc bus vào trạm. Hắn theo em bé lội ngược trở lại. Mưa ngớt. Bầu trời ửng sáng. Nắng rải xuống mặt đất màu vàng dịu. Nắng làm cho màu đỏ tấm pano quảng cáo trên mặt tường ngôi nhà bên kia đường hực lên rực rỡ, khiến thân thể trần truồng một trăm phần trăm của thiếu nữ nằm tênh hênh suôt chiều ngang tấm pano trở nên mời mọc quyến rũ hơn. Em bé đi sát vào hắn, tự nhiên, thân mật như t́nh nhân. Hắn cảm thấy vui vui. Riêng khoảng xởi lởi th́ dân Tậy bỏ xa bọn Mẽo. Hắn từng theo Thư vào hàng quán, con cháu dân Goloa cũng đấu hót chí cha chí chát chẳng khác bao nhiêu tụi Á Châu lắm mồm cả tiếng. Thư lắc đầu: "Anh lâm, Tây chính gốc ngầu lắm. Bọn anh thường gặp ngoài đường,, trong hàng quán đa phân là bọn Rệp, bọn tứ xứ gi đâu. Ô là là... Bọn này so với Annam ta c̣n bựa hơn nhiêu phàn. Nước Pháp bây giờ cũng tạp chủng không thua ǵ nước Mẽo của anh đâu". Hắn liếc ngang, chẳng hiểu em bé này thuộc loại Tây nguyên chất hay đă lai tạp lung tung? Chợt em bé đẩy hắn nhích ra xa. Chưa kịp ngạc nhiên hắn đă hiểu: dưới chân hắn, một đống cứt chó ướt mưa nhăo nhoẹt. Em bé cất tiếng cười ḍn tan,

“Mi phải luôn luôn dề cao cảnh giác!”

“Bê bối, quá sức bê bối.”

Hắn nhớ đến lồng thang máy chỗ khu Building Thư ở. Bữa theo Thư từ phi trường về, hắn đă hốt hoảng nhảy nhỏm khi vừa bước chân vào lồng. Dưới chân hắn, lênh láng, nhèm nhẹp, nhầy nhụa một màu vàng ố, bốc mùi khai ngạt thở. "Nước ǵ vậy?" Hắn bịt mũi hỏi. Thư tỉnh khô: "Nước đái chó." Và không đợi hắn hết kinh ngạc, Thư chậm răi thuyết minh: "Bọn Tây khoái nuôi chó. Để sáng mai em chỉ anh xem. Đứng trên balcon nh́n xuống, anh sẽ thấy các cậu mợ Tây Đầm dẫn chó ra đường mần vệ sinh, cũng đông vui như người ta trẩy hội xuân”. “Bố khỉ. Cảnh sát để mần chi?". “Cảnh sát cũng nuôi chó vậy, cũng dùng đường phố  làm nhà vệ sinh cho chó vậy". May cho hắn, Thư không nuôi chó. Nếu có, chắc hắn đă cuốn gói ra ở khách sạn.

“Đến rồi”.

Em bé nắm tay hắn lôi xuống cửa hầm. Hắn nh́n quanh. Vỉa hè này cũng b́nh thường như tất cả mọi vỉa hè khác, chẳng có một dấu hiệu khả nghi nào. Hắn thở phào, tự nhận ḿnh đă gặp hên. Nếu không có em bé, làm sao hắn có thể phát hiện ra cái cửa hầm e ấp kia là lối vào sân gare? Hắn than phiền,

“Th́ cũng phải cắm một cái bảng chỉ dẫn cho con người ta nhờ chớ”.

“Tại mi dân xứ lạ. Tao ở đây quen, đâu thấy có vấn đề chi.”

“Nói như mi... ừ th́ lạ nên mới cần chỉ dẫn.”

“Mi thiếu óc phiêu lưu. Đời không rắc rối c̣n chi thú vị? Tao nghe nói bọn Mẽo chúng mi qui củ ngăn nắp như cái đồng hồ quả lắc. Chán kể ǵ!”

Cha chả em bé này coi ṃi lăng mạn dữ, vi trùng giang hồ chắc nghẹn cứng trong huyết quản. Hắn lại liếc nh́n em. Tóc vàng xơa vai, mắt bi ve lóng lánh sáng, miệng mọng đỏ, hai chiếc răng cửa hơi lớn, khi em cười cả khuôn mặt nở bung phơi phới. Em bé không cao hơn hắn, nếu em không mang đôi ủng cao gót th́ (tưởng tượng) hai đứa hôn nhau, chẳng đứa nào mỏi cổ. Hắn đoán, em bé nhiều lắm chỉ bằng phân nửa tuổi hắn. Năm anh hai mươi, em mới sinh ra đời... Nhất định lát nữa hắn sẽ xin số điện thoại của em bé. Biết đâu. Phải, biết đâu... Hoa thơm cỏ lạ đường xa. Trong bộ sưu tập ái t́nh của hắn kể ra cũng khá bề bộn. Mẽo Mễ Nhật Miên Lèo Đại Hàn... có đủ. Duy một em gốc mẫu quốc h́nh như chưa.

“Lối ni.”

Rồi bé lại gọi giật. Hắn theo em rẽ trái, sải nhanh trên những bậc tam cấp xi măng. Cả hai bước lên sàn tàu vừa lúc hai cánh cửa tự động xịch đóng. Một hồi c̣i thét vang. Tàu rời trạm, chui nhanh vào ḷng hầm tối thẳm. Hắn ngồi ngả lưng ra thành tựa, cố tranh thủ lấy lại hơi thở b́nh thường. Em bé qua qua nh́n hắn,

“Coi mi tái xanh. Mệt hả ?”

“Không. Tao lạnh”.

“Bộ bên Mẽo không lạnh sao?”

     “Tao ở Cali, thiên đường của nắng... Không quen...”

Em bé gục gặc đầu ra điều thông cảm. Tàu chuyển nhanh tốc độ. Tiếng bánh nghiến trên đường sắt rào rào. Chung quanh hắn hầu như mọi hành khách đều cúi xuống những trang sách, báo mở rộng trên đùi. Phải chăng phương tiện di chuyển công cộng góp phần tạo ra thói quen đọc sách của dân Pháp? Cũng hữu lư lắm. Ngồi trên tàu, trên métro, không ngủ, mần ǵ cho qua th́ giờ nếu không đọc sách? Tuần trước, theo Thư vào một hiệu sách, hắn hết sức kinh ngạc trước rừng người trùng điệp, chen vai thích cánh trong diện tích mênh mông mấy ngh́n thước vuông với hàng ngang dăy dọc những sách là sách. Hắn càng ngạc nhiên hơn, không phải rừng người kia đến hiệu sách chỉ để dạo chơi, mà kiên nhẫn trước hàng chục quầy tính tiền, là những hàng dài thậm thượt - mỗi người trong tay vài ba cuốn sách - đang chờ trả tiền. Thảo nào dân Pháp vẫn được tiếng có văn hóa cao.

Đang suy diễn lan man từ việc đi tàu, đi métro đến chuyện đọc sách, bỗng ngay trước mặt hắn, một giọng nói (không phải nói, hét mới đúng) vang lên chát chúa. Hắn giật ḿnh ngước nh́n. Chỗ khoảng trông giữa toa, gă đàn ông một tay cầm gậy, một tay níu thanh sắt chống từ sàn tàu lên đến nóc, đang vừa giữ cho thân thể thăng bằng vừa bắt đầu độc diễn một màn bi kịch.

“Thưa quư bà, quư ông... Xin đoái thương kẻ bất hạnh này...”

Gă đàn ông đưa cao một chân, dùng gậy quất mạnh vào ống quyển. Sự va chạm giữa hai vật cứng vang lên tiếng kêu khô khốc. Rồi gă chồm người về phía trước, đôi mắt ướt nhèm nh́n hút vào khoảng không trước mặt, hai mép môi trễ xuống vẽ thành một ṿng cung nhăn nhúm, những vết gấp trên trán cày sâu. Hai chân mày lốm đốm bạc gần như giao hẳn với nhau. Gă tiếp, hằn học, phẫn uất, “Tôi què, Tôi tật nguyền. Tôi vô gia cư. Tôi không vợ không con. Tôi bất hạnh như con chó hoang. Phải. Một con chó hoang...”

Đầu lún sâu giữa hai vai nhô cao, gă từ từ quị xuống sàn tàu. Rũ liệt, tơi tả, bất lực. Rồi vẫn giữ nguyên tư thế đó một lúc lâu, khá lâu, để tất cả hành khách có mặt trên toa đủ th́ giờ ghi nhận nỗi tuyệt vọng của gă, mới ngẩng lên, hét cuồng nộ, “Vậy mà tôi vẫn cứ phải sống... Cho đến hôm nay... Nghĩ mà xem. Hả... Nghĩ mà xem... Sng như thế này th́ sông để làm ǵ? Hả? sống để làm cái ǵ..?”    ^

Gă nh́n quanh, tia nh́n xoáy vào từng người, lặp lại câu chất vấn đến lần thứ ba. Nửa phút trôi qua, gă chống tay đứng dậy, lắc đầu ngao ngán, giọng chậm lại, trở nên hiền triết,

“Phải. Sống để làm ǵ... Nhưng mà, định mệnh bắt tôi phải thế. Thượng đế bắt tôi phải thế. Chỉ có đấng tối cao mới biết rơ việc làm của chính ngài. Cho nên, tuân ư ngài, tôi không có quyền chết... Chết, thật dễ dàng... Đút đầu vào bánh sắt dưới gầm tàu này, nhảy xuống sông Seine... Giản dị quá mà.... Nhưng như thế là phản lại ư Chúa, là tuyên chiến với quyền năng Thượng đế... Tôi không dám... Tôi không có quyền tự cắt đứt hơi thở ḿnh. Tôi không được pháp phá vỡ cái trật tự Chúa đă cố t́nh tạo dựng nên, do bởi lư do nào đó chúng ta chưa đủ khả năng hiểu. V́ vậy, cũng do bởi ư Chúa, xin quí bà, quí ông hăy chia cho tôi một phần nhỏ - thật nhỏ - hạnh phúc của quí bà, quí ông... Xin chúc phúc đến quí bà, quí ông... Vinh danh Cha, Con, Thánh Thần... Amen...”

Gă đưa tay làm dấu. Đầu tiếp tục cúi thấp, rồi nện mạnh gậy xuống sàn tàu, chậm răi rời chỗ đứng, khập khiểng qua từng hàng ghế, ch́a tay. Gă đàn ông mần ăn cũng khá. Hắn để ư gần hai phần ba hành khách bằng ḷng chia cho gă “một phần nhỏ hạnh phúc” của họ. Hắn nói với em bé,

“Tao khoái thằng cha này quá mạng. Hắn diễn xuất thần Sầu quỷ khốc. Suưt tí nữa tao rơi nước mắt.”

Em bé bĩu môi lẩy Kiu,

“Khéo dư nước mắt khóc lầm người dưng...”

“Mi không xúc động sao? Ôi, bọn Tây dương chúng mi tâm hồn lạnh tanh sắt đá . Nhân dân tao khi cần làm anh hùng th́ khó ai bằng. Bọn Tàu, bọn Tây chúng mi, rời đến thằng sen đầm đế quốc Mẽo lần lượt theo nhau chạy vắt gị. Nhưng khi cần t́nh cảm, nhân dân tao t́nh cảm số một.”

Em bé ngồi yên nh́n qua cửa sổ. Tàu vừa ra khỏi hầm. Phía tay trái, theo tia nh́n của em bé, thấp thoáng những ṭa nhà cổ nằm khuất sau rặng cây xanh. Khung cảnh y chang mấy bức tranh hắn thường thấy trong các cuốn sách hội họa. H́nh như em bé chẳng hào hứng lắm khi nghe hắn thuyết tŕnh về cái gốc Mít anh hùng mà đa cảm số một, khiến hắn cụt hứng. Bỗng em bé vỗ tay lên đùi hắn,

“Bên Mẽo của mi có ăn mày không?”

“Có. Nhưng bọn cái bang Mẽo cực nhọc hơn nhiều, mà thu nhập chẳng bao nhiêu.”

Rồi hắn kể, ở những ngă tư đông xe cộ qua lại, thỉnh thoảng xuất hiện vài đấng nam nhi mặt mày rất ngầu, tóc dài đến lưng, đô con như ḅ tót, kiên nhẫn đứng trên hè đường từ sáng đến tối mịt, bất kể cái nắng chói chang của mùa hè hay cái lạnh cắt da của mùa đông, hai tay nâng một tấm bảng nhỏ, trên viết lằng nhằng mây chữ đại loại “I need job for food". Hẳn nhiên chẳng mấy ai chịu khó chậm xe lại, vất qua cửa kiếng vài mươi cent lẻ. Lối mần ăn này thụ động quá, khó có kết quả khả quan.

“Nước Mẽo giàu có, nhiều việc mần lắm mà.”

“Dĩ nhiên. Nhưng bọn chúng thích rứa. Có lẽ cũng là một lối sống. Hay nói như mấy trự chuyên ngâm cứu xă hội học, đó là cách phản kháng lại các định chế trật tự máy móc. Tao chịu, không thể đoán ṃ. Chỉ biết chắc, nếu bọn chúng chịu khó đi mần việc, dù là mần việc với mức lương hạng bét, cũng OK Salem hơn nhiều.”

Tàu chậm lại. Em bé đưa tay vuốt tóc,

“Sắp đến gare Du Nord. Tao xuống. Mi biết đường tới Tour Eiffel chớ?”

“Tao có bản đồ, chắc được.”

, dễ ợt. Đưa đây tao chỉ cho.”

Hắn móc túi lấy tấm bản đồ trải lên đùi. Em bé nghiêng qua, cúi xuống, lần ngón tay trỏ trên những lằn vạch xanh đỏ tím vàng. Mùi da thịt em bé thơm ngát, khác hẳn với mô tả của anh đạo diễn đô con Biển Khổ - bạn hắn - rằng đàm hôi như cú. Thằng cha này hẳn bị ung thư mũi!

“Chỗ ni là chỗ tao sắp xuống, gare Du Nord. Mi cứ đi tiếp đến chỗ ni, gare Châtelet Les Halles, đổi qua métro, lấy hướng Ch. de Gaulle-Etoile, đến Champ de Mars, xuống. Cái khối sắt khổng lồ mi muốn t́m nó sẽ nằm bên tay trái khi mi vừa sortie khỏi hầm”.

“OK, tao hiểu rồi. Cảm ơn mi.”

Em bé đứng dậy, cười vui vẻ,

“Chúc mi một buổi rong chơi thú vị.”

Tàu dừng. Em bé bỗng ngă người về phía hắn, cọ cọ má em vào má hắn, hết bên này đến bên kia (a, màn chào từ giă coi bộ ngộ), rồi nhanh chóng phóng xuống sân ga. Hắn chợt nhớ, từ lúc gặp em bé đến giờ cả hai đều chưa biết tên nhau, và cái số điện thoại hắn muốn xin cũng chưa kịp hỏi. Hắn vội đứng dậy, lao về phía cửa:

     “Ê... Ê...”

Nhưng em bé đă ch́m vào rừng người. Tiếng c̣i lại thét dài. Cửa xịch đóng. Hắn thả người xuống ghế. Tàu chuyển bánh, chui nhanh vào ḷng hầm. Những mái đầu lại cúi xuống những trang sách. Chẳng biết từ đây cho đến ngày trở lại Mẽo quốc, hắn c̣n có cơ hội nào nữa chăng để làm phong phú thêm cho bộ sưu tập ái t́nh của hắn, bằng hiện diện của một em bé tóc vàng mắt xanh mẫu quốc?

Không có tiếng động nào khác ngoài tiếng ŕ rầm của động cơ. Bận sau, phải mang theo một cuốn sách mới được. Hắn tư nhủ.

 

Khánh Trường

 

(trích từ:

Tuyển Tập Truyện Ngắn Khánh Trường

do Nhân Ảnh sắp phát hành trong tháng 8)

 

Họa sĩ /Văn sĩ Khánh Trường