Tôi Đă Hc Như Thế Nào

Lương Ngc Thành

 

 

 

 

 

Nhiều người biết tôi dạy Anh Văn nhưng ít ai tin rằng tôi bắt đầu “sự nghiệp học tiếng Anh” của tôi tại nhà của một người bạn trong thời gian qua làm thợ cho hắn tháng 5, 1989, tại 87/13 Phạm Ngũ Lăo, lộ 19 - Cần Thơ.

        Đă gửi đi Châu Âu một số tranh ghép gỗ và đă có kế họach lập ra một xưởng sản xuất loại tranh mới mẻ này, Đỗ Khuê gọi tôi qua làm thợ phụ. Vừa nghỉ việc một công ty, vừa chưa có một dự tính ǵ khác, tôi qua Cần Thơ làm thợ cho nó với hai bàn tay không và một ước mơ lập nghiệp. Là bạn học của một tay khá tiếng tăm trong tỉnh đoàn , Khuê mở ra cái gọi là, “Đội Xây Dựng và Trang Trí Nội Thất.” Biết tôi từng có hơn 4 năm làm giám sát công tŕnh ở Công ty Lâm Sản, nó giao tôi làm kế tóan đội. Ban ngày có mặt tại văn pḥng 110 đường 30-4, tối đến tôi nghỉ ngơi tại nhà riêng của hắn.

        Biết vợ hắn có vốn tiếng Anh, được chọn đi du học, tôi hỏi mượn 2 cuồn băng Streamlines Connections và một cái máy cassette nhỏ. Vốn đă bỏ giờ học Anh Văn từ năm lớp 7, vốn không được học liên tục nhiều năm ở trung học chuyên nghiệp, dốt nát trước đó nhiều năm, vốn đă chưa hề được nghe hay tự nghe một tí ǵ Anh Văn trước đó cả, tôi giống như một người mới vào đạo Phật mà phải nghe các câu kinh tiếng Phạn khó hiểu vậy. Như một kẻ mới tu hành phải nghe nhiều kinh kệ, tôi hằng đêm nghe đi nghe lại như muốn thuộc ḷng những ǵ cái loa phát ra bất chấp tôi có hiểu mô tê ǵ hay không. Suốt buổi tối, ngay sáng rất sớm sau khi thức dậy, tôi đă nghe như một thằng điên. 

        Về Rạch Giá thăm nhà sau một tháng, tôi hay tin bà xă tôi có bầu và có tin sắp có kỳ thi chứng chỉ A lần đầu tiên do Đ.H Tổng Hợp tổ chức. Tôi viết thư cho Đỗ Khuê hay sự việc và hứa sẽ qua làm khi nó có công tŕnh. Tối ngày tôi mày ṃ đọc tài liệu, làm bài tập, nghe thêm cái ǵ đó và thấp thỏm chờ đến ngày thi. Không ngại bị điên đầu, nhức óc, tôi chỉ e rớt kỳ thi này mà thôi. Vào dự thính cái lớp luyện thi một lần, tôi tái mặt lo lắng buồn rầu v́ cái yếu kém của tôi. Thầy Chu Sĩ Lương, người dạy lớp buổi tối tại báo Kiên Giang, nơi tôi đến học ké được 3 buổi trước khi qua Cần Thơ, đă khuyên tôi cứ đi thi. May mắn thay, tôi đă làm bài thi xuất thần. Khi phỏng vấn tôi, cô Tuyết Giao, từ ĐH Tổng hợp, đă bất ngờ khi biết tôi đang là thợ chụp h́nh dạo. Tôi tŕnh bày và trả lời các câu hỏi khá suôn sẻ.

        Ít có ai tin rằng tôi đậu với số điểm 25,5/ 30, hạng xuất sắc kỳ thi ngày 30-7 1989. Tôi lại viết thư xin phép “xếp” Đỗ Khuê vắng mặt thêm v́ có vợ đang bụng mang dạ chữa. Cũng ít ai ngờ rằng hơn 3 tháng sau, thầy Lương, người tin tôi và cam đoan trước trung tâm Ngoại Ngữ Thị Xă Rạch Gía rằng tôi có đủ khả năng, đă đích thân đạp chiếc xe mini cũ kĩ đến nhà bảo tôi đi dạy ngay chiều hôm ấy.

        Dạy xong khóa 3 tháng đầu tiên, tôi trở thành người cha. Tôi đặt ngay tên con trai là Lương Nhất Anh như một mong mỏi nó sẽ giỏi tiếng Anh. Trách nhiệm tăng gấp đôi nhưng tôi học gấp ba lần. Nghe tiếng Anh suốt ngày như một kẻ điên loạn, tôi nạp vào bộ năo những từ, những câu, thành ngữ mà tôi đă học từ lâu ngay hồi c̣n ở trung học nhưng đă hiểu rất mù mờ. Tôi quen dần tốc độ, những thành ngữ và hiểu dần nội dung các bài tôi tập nghe. Theo lời thầy Lương khuyên bảo, tôi tập nghe hằng đêm chương tŕnh VOA special English từ 11:30 khuya lúc sóng radio phát ra rỏ nhất. Cứ đeo   headphone đến sáng có khi tôi bị ù tai nhưng sự tiến bộ đă khiến tôi cứ tiếp tục với tinh thần “chỉ có một con đường”. Những ngày cúp điện, tôi mượn máy của nhà trường về để nghe bằng pin. Thông cảm tôi, thầy hiệu trưởng Nguyễn Phước Hoa tuyên bố,

“Chỉ cho thầy Thành mượn máy đem về nhà thôi.”

Tôi bắt được một số đài và tôi bắt cái máy phải làm việc suốt ngày trong lúc tôi đang kẻ vẽ bảng hiệu hoặc đang ngồi cưa lọng các chữ bằng mica.

        Khi thằng bé con tôi lên hai tuổi, tôi lên hai lần khả năng nghe. Sáng sáng tôi thu lại chương tŕnh VOA 5 giờ 30. Vừa thu băng xong, tôi tập viết ra những bài rỏ nhất, mới nhất. Tôi vội mang bài vừa viết xong đi nhờ thầy tôi sửa chữa tại quán cà phê trước thư viện Kiên Giang nơi ông và các vị đàn anh của tôi đang ngồi đàm đạo về đủ thứ chuyện. Cổ xúy mọi giáo viên khác làm theo tôi, thầy cũng đă bắt đầu viết. Sau hơn nửa năm giúp sửa bài tôi viết, một hôm thầy Lương trả lại bài viết với lời phê b́nh,

 “Không có ǵ để sửa cả.”

        Sau 2 năm, tôi có bằng B cũng do ĐH Tổng Hợp cấp. Đang dạy tại trung tâm Phó Điều, tôi theo học một lớp do thầy tôi trực tiếp đứng lớp. Mọi người trong lớp chăm chú cẩn thận ghi chép, tôi th́ không. Ngồi bàn đầu, chỉ ghi tốc kư các ư chánh của thầy như cách của một phóng viên, tôi dồn hết tâm trí vào các câu thầy giảng, các câu thầy hỏi và tôi nhanh nhẩu trả lời. Đứng dạy lớp dạy nào đi chăng nữa tôi cũng tự rèn luyện cách đọc, phát âm, điệu nghệ. Tôi dạy TOEFL cho một nhóm sinh viên học 5 giờ sáng và chính tôi ép ḿnh phải nghe ngay khi bật máy lên. Tôi viết ra các câu hay nhưng khó và học lại lưu lóat hoặc đọc chậm lại để dạy học tṛ tôi đọc theo.

        Tháng 4 năm 1989, vừa đọc được tin quảng cáo trên báo, tôi lập tức gọi điện ghi danh và trở thành sinh viên thứ 14 của khóa 1, Đ.H Ngoại Ngữ Hà Nội, chi nhánh Nguyễn Du Sài G̣n. Là sinh viên thêm một lần nữa ở tuổi 45 tuổi, tôi thấy ḿnh trẻ lại một lần nữa. Ngày ngày tôi thấp thơm lo âu v́ sẽ gặp khó môn này, sẽ thi lại môn nọ. Dù dạy được nhiều lớp, dù có nhiều cơ hội tập luyện hơn nhiều sinh viên khác, trong lần đi thi đầu tiên, xuất phát lúc 10 giờ, trên chiếc xe ISUZU cũ kĩ, 52 chỗ ngồi, đông nghẹt hành khách, tôi có cái tâm trạng của một học tṛ “lên kinh kỳ ứng thí.” 

        Từng vất vả trong thời thơ ấu, niên thiếu, từng học với khá nhiều thầy cô, từng dốt nát môn Anh Văn, từng vật lộn để kiếm cơm, tôi can trường bản lĩnh trước mọi loại học tṛ, mọi loại lớp. Họ thường nghe tôi nhắc về Nông Lâm Súc. Họ thường hỏi tôi cách tôi học, lúc tôi bắt đầu học với mục đích ǵ và dựa trên một nền tảng nào khi tôi bắt đầu học. Tôi từ tốn rỏ ràng trả lời họ rằng,

“V́ dốt nát nhiều năm trước đó, v́ chỉ muốn để sau này dạy con, v́ chỉ muốn kiếm sống tôi đă bắt đầu học từ năm 35 tuổi.”

 

                                                                                                                                              

Lương Ngọc Thành

(Rạch Giá)