Ăn Tết Hàm Th

Li Th Mơ

 

 

 

Cô em gái gọi nhắc: “chị đă cúng ông Táo chưa?”. Tôi ờ ờ, nh́n lên cuốn lịch ta, hôm nay là 23 tháng Chạp, tiễn ông Táo về Trời. Tôi liếc nh́n cái bếp điện chưa chùi, hỏi lại cô em:

- Khi nào cúng?

- Buổi trưa, nấu nướng xong rồi cúng. Sau đó cho ông Táo nghỉ. Ngày mai mới dùng bếp.

Tôi nghĩ bụng, chiều không được dùng bếp, ông Táo đi chầu Ngọc Hoàng rồi, th́ dùng microwave nấu ḿ, gọi là ông Táo microwave, chứ đợi tới sáng mai: đói chết.

Tôi là chị lớn trong nhà, c̣n cô em là em út, thua nhau một giáp. Nhưng tôi lờ mờ tất cả mọi chuyện về cúng kiếng, nói đúng ra tôi không biết có bao nhiêu ngày giỗ tết trong năm. Em tôi và chồng nó quả là khéo chọn, cúng kiến đủ thứ. Thần tài, Thổ Địa th́ cúng vào. Mồng mười mỗi tháng. Tôi cũng không biết ông Thần Tài và ông Địa là một hay hai ông khác nhau. Tại v́ các tiệm ăn, tiệm nails hay chợ của người Việt và người Hoa thường có bàn thờ để dưới  đất, ngày nào cũng để thức ăn mới mỗi ngày, khi th́ cái bánh, khi th́ gói chè. C̣n em tôi cúng mùng 10 là cúng ông nào, tôi không dám hỏi, có điều khi cúng xong cô ghé qua cho tôi  miếng thịt quay hưởng lộc, v́ kiêng mỡ, sợ mập. Đă được ăn free nên không dám thắc mắc. Mùng 5 tháng 5, cô em lo làm rượu nếp  (người Nam gọi là cơm rượu, làm bằng nếp trắng) từ hôm mùng hai, tới mùng năm,ăn là vừa. Làm sớm quá rượu bị “ngấu”, ăn chua lè (sắp thành giấm, hạt nếp bị nhũn ăn không ngon). Ngày xưa tôi phải đi chợ  hàng ngày. Tôi thấy mấy bà dưới quê mang trái cây tươi mới hái lên bán. Các bà bán hàng chung quanh đă dành mua trước những nải chuối thật ngon, ít khi c̣n sót cho người đi chợ trễ. Có một bà sau khi mua được những trái cây tươi xanh. Bà bỏ vào cái nón lá các thứ vừa mua được. Vừa đi bà vừa nói: “ối dào! để lên th́ nóng, mang xuống th́ nguội, chứ cúng mà biến mất, chắc chẳng ai cúng!”. Tôi nh́n bà thấy tức cười quá, mà thấy cũng có lư. Bởi vậy cả hai cùng có lợi: người đă khuất chỉ hưởng hương hoa thôi mà, c̣n người sống mới thực sự ăn thật. Sáng ngày mùng năm, cô em gơ cửa cho một tô rượu nếp (sẵn sàng ăn được). Lúc đó tôi mới nhớ hôm nay là tết đoan ngọ, ăn rượu nếp để giết sâu bọ. Đặt tô rượu nếp lên bàn thờ ông bà cho phải phép, chiều tối mới được ăn.

Sắm tết, cô em nhắc chị nhớ cúng tam sên. Tôi ừ ừ,định hỏi lại tam sên là cái ǵ? nhưng sợ bị la nên im.

Hồi mới qua, cả nhà cô em ở chung với gia đ́nh tôi. Hôm đó đi làm về, tôi thấy có cỗ bàn thịnh soạn.Tôi hỏi: “ủa hôm nay cúng ǵ vậy?”. Câu trả lời làm tôi bật ngửa “cúng xe”. Tôi kêu trong đầu OMG, nh́n ra parking thấy có cái xe cũ người mới ta. Thấy tôi trợn tṛn mắt, cậu em rể nói tỉnh có kiêng có lành”. Hóa ra ngày xưa cậu em rể có chiếc xe Van chuyên đưa đón khách ra phi trường. V́ vậy cậu rất sợ ma quỷ quấy phá, thôi th́ cúng cho yên tâm, giống như một h́nh thức đút lót cô hồn. Tuy cô hồn chết th́ không đáng sợ bằng cô hồn sống, là Cảnh Sát giao thông chuyên cho giấy phạt vô cớ.

Bây giờ tết th́ phải có đủ lễ bộ: ngày 30 cúng đón ông bà. Đêm 30 cúng giao thừa, mà phải cúng trước cửa. Ba ngày tiếp theo phải cúng cơm, ngày cuối cùng phải làm cơm tiễn ông bà (đi về chỗ cũ).

Trời bên ngoài lạnh buốt, tuyết rơi chưa tan. Chỉ có hai người thui thủi trong nhà, mà bữa nào cũng phải nấu thức ăn mới. Trên bàn thờ có h́nh ông bà nội, ông bà ngoại. Bố mẹ tôi th́ khỏi lo, v́ dẫu sao tôi cũng là con gái. Người Bắc chỉ có trưởng nam mới phải lo giỗ ông bà (Trưởng nam lắm ruộng nhiều trâu / một trăm cái giỗ đổ đầu trưởng nam). Như vậy yên tâm ông bà ngoại sẽ ăn tết ở nhà mấy ông con trai. Khốn nỗi chồng tôi là con một, bắt buộc phải làm đủ lễ bộ. Có một điều khó xử là mọi người cho thức ăn mặn: bánh chưng, gị thủ, gị lụa, lạp xưởng, dưa món. Nếu cúng mặn th́ dễ quá, chỉ việc cắm nồi cơm điện, rồi cắt gị, chiên lạp xưởng, dưa món, nấu thêm tô canh là xong. Kẹt nỗi bây giờ chồng tôi muốn cúng chay, mới là rắc rối. Tôi rụt rè hỏi: “mà hồi c̣n sống ba má ăn mặn, nhỡ ghé về thấy đồ chay, ba má bỏ đi th́ sao?”. Chồng tôi vẫn muốn cúng chay “kiêng sát sinh, tạo phước cho con cháu, cho cả các cụ”.

Thế là thức ăn mặn xếp vô tủ lạnh cho khỏi hư. Chỉ có hai người ăn tới “hết mùng” cũng chưa hết.Tôi nghĩ thầm trong bụng “no choice”.

Cuối cùng trên bàn thờ của tôi cũng có đủ thứ cho ngày tết: cau trầu cho bà nội, cành mai cho ông nội (v́ hồi c̣n sống ông chăm chút cây mai kỹ lắm). Nhang đèn rực rỡ, tôi có treo lủng lẳng bên cạnh bàn thờ thêm một phong pháo (giả).

Đứng ra xa ngắm nghía: bàn thờ đẹp quá, trang trọng quá. Chỉ có một điều cái ǵ cũng giả !!! Làm ǵ có trầu cau thiệt ở cái xứ Đông Bắc lạnh lẽo này. Đốt nhang thiệt th́ cả nhà ngộp thở, con nít ho sặc sụa. Đốt đèn cầy thiệt th́ cháy nhà thành homeless mất thôi. Ba má tha lỗi, con cúng ngũ quả bằng trái cây Mỹ thôi. Ngày c̣n sống má thích chôm chôm, măng cụt, măng cầu, vú sữa. Con đă không c̣n rờ tay vô được mấy thứ đó mấy chục năm rồi đó má. Quê hương xa vời vợi, biết tới bao giờ mới được trở về chốn cũ. Bánh xe thời gian chỉ có một chiều quay tới, đường xưa lối cũ chỉ c̣n là h́nh ảnh nhạt nḥa trong tâm khảm.

Tự nhiên nghĩ tới ngày xưa c̣n ở quê nhà, chợt thấy ḷng se sắt tôi chuẩn bị mọi thứ như một người mộng du, bày sẵn mâm cúng giao thừa với bánh kẹo và trái cây Mỹ. Ngày xưa khi đi cùng cô bạn đến viếng đám tang  mẹ của một người bạn làm chung. Nh́n lên bàn thờ cô bạn đi chung thầm th́ bên lỗ tai tôi: “cúng toàn trái cây Mỹ”. Ư cô chê rẻ tiền, hóa ra  đi viếng đám tang, không phải để chia xẻ nỗi buồn mất mẹ của người bạn, mà chỉ muốn xem thân quyến người chết giàu hay nghèo. Tôi cảm thấy hối hận sao đă rủ cô đi viếng làm chi, để từ đó tôi cứ phân vân khi mua trái cây về thắp hương bàn thờ. Tôi ở miền Đông Bắc Mỹ, thời tiết lạnh và có rất ít hàng quán hay chợ VN. Thỉnh thoảng cũng có trái cây như chôm chôm, măng cầu dai, măng cầu bở, nhưng hoặc c̣n xanh, hoặc đă héo.Có lần, khi mẹ tôi c̣n sống, chợ Tàu gần nhà có vài quả măng cầu dai nhưng c̣n xanh. Đây là thứ trái cây mẹ tôi thích nhất. Mừng quá tôi mua hai quả, bé bằng nắm tay. Đem về ủ trong thùng gạo, một tuần sau bị mốc. Bẻ ra, chỉ toàn vỏ và hột, hai quả măng cầu xanh bằng tiền một bao gạo ăn trong hai tháng.

Từ đó trở đi tôi rất e ngại mua trái cây Việt ở xứ lạnh lẽo này. Hôm nay ngày cuối cùng của một năm âm lịch, ngày cúng đón ông bà, nhưng các cháu th́ làm xa, căn nhà vắng lặng, chẳng có vẻ ǵ là tết nhất.

Chồng tôi làm ca đêm, hôm nay anh sẽ xin về sớm để cúng giao thừa. Sau đó gọi điện thoại về VN, lúc đó là trưa mùng một, để chúc tết. Cúng xong tắt đèn đi ngủ, ngày mai tôi phải đi làm sớm.

Quả thật từ ngày sống nơi xứ người “nhập gia tùy tục”, chúng tôi chẳng hề ăn tết. Tết Tây không phải tết của ḿnh. Tết ḿnh không liên quan đến họ nên không được nghỉ làm. Dù muốn hay không người Việt tha hương cũng mang cảm giác “vui là vui gượng kẻo là / ai tri âm đó / mặn mà với ai?”.

Xuân đến rồi Xuân đến rồi / ngàn hoa hé tươi cười đang đón gió mới.

Bây giờ bên này là mùa Đông, tuyết đang rơi bên ngoài.

Năm nào tôi cũng ăn tết như thế. Nghe nhạc Xuân và mở youtube xem tết ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng nếu có ai hỏi, tôi vẫn hồn nhiên trả lời “có ăn tết chứ”, nhưng mà là tết hàm thụ.

Tết chẳng riêng ai khắp mọi nhà.

Xuân này chẳng khác mấy xuân qua.

 

Lại Thị Mơ