Nh Tết quê nhà

Ngô Xng

 

 

Trong các ngày lễ ở Việt Nam, Tết có lẽ là ngày quan trọng nhất. Chả thế mà người ta gom luôn thành “những ngày lễ Tết”.

 

Mỹ chỉ nói “Holiday”, gom mọi ngày nghỉ. Nhưng Tết Việt Nam đặc biệt đến nỗi nói với người ngoại quốc, chỉ dùng một chữ “TẾT”, là người ta hiểu ngay: đó là một holiday đặc biệt của Việt Nam. Trong Từ Điển của nước ngoài cũng dùng chữ “TẾT”.

 

Quả thật Tết vô cùng quan trọng đối với người Việt Nam. Ngày sum họp gia đ́nh, ngày thăm viếng họ hàng và bạn bè. Có thể không cần qua lại mỗi ngày, nhưng Tết mà không gọi điện thoại hay gặp mặt nhau, người ta có cảm giác ḿnh đă bị lăng quên.

 

Tết ở Việt Nam thiêng liêng, đến độ người ta muốn cái ǵ cũng hoàn hảo tốt lành. Bởi vậy dù tức giận cách mấy, người ta cũng nén lại chờ hết Tết mới bung ra. Họ giữ cho chính họ và cho người bị chửi. Bởi vậy một số con nít tinh nghịch cũng biết cả điều này: ít ra không bị ăn đ̣n trong 3 ngày đầu năm.

 

Người Mỹ đón Holiday đâu có long trọng như truyền thống ngày xưa ở Việt Nam (chỉ ngày xưa thôi). Mọi thứ chuẩn bị tất cả chỉ để cho Tết. “Đói ba ngày tết” nghĩa là ngày Tết không lo đói, dẫu nghèo đến mấy, trong mâm cơm hàng ngày, hoặc trên bàn thờ cũng phải có một chút ǵ cho cả người sống lẫn người đă khuất. Nhà nghèo đông con th́ rán nuôi con heo mọi, hay cặp gà từ mấy tháng cuối năm, bằng cơm thừa canh cặn, để bữa cơm ngày Tết phải khác ngày thường. Nhà cửa dọn dẹp sạch sẽ, quét vôi, sơn nhà, đánh bóng bộ lư trên bàn thờ, được mặc quần áo mới, ..., tất cả chỉ làm vào dịp Tết. Ai cũng có việc, người th́ tỉa cây mai hay gọt gị thủy tiên sao cho nở đúng Mùng Một. Dưới quê, người ta c̣n dựng thêm cây nêu trước sân. Đàn ông th́ chặt cây nứa để chẻ lạt, gói bánh chưng. Các bà các cô th́ lo làm dưa, làm mứt, làm bánh. Ôi thôi đủ loại dưa chua: dưa cải xanh, dưa món, dưa giá. Bánh th́ có bánh tét, bánh chưng, bánh ít, bánh men, bánh ḅ. Đă gọi là “ăn Tết”, nên thức ăn ê hề. Từ thành phố tới thôn quê, trong nhà ngoài phố, đâu đâu cũng rộn rịp sửa soạn cho ngày trọng đại. Đêm Giao Thừa th́ đi chùa hái lộc, hay đi lễ nửa đêm ở nhà thờ. Sáng Mùng Một áo quần xúng xính chúc Tết ông bà cha mẹ để được tiền mừng tuổi. Phải gọi bằng tiếng nguyên thủy “tiền mừng tuổi”: Mừng cho con cháu được thêm một tuổi. Không có dùng tiếng Tàu: “ĺ x́”. Bây giờ tiếng “ĺ x́” bị lạm dụng quá nhiều, cái ǵ cũng ĺ x́, riết rồi ĺ x́ được hiểu như “tiền chùa”, tiền đút lót, tiền trên trời rớt xuống.

 

Tết là dịp được ăn nhiều món truyền thống của gia đ́nh, v́ chỉ làm vào dịp Tết.

 

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

 

           “Hoa mai, hoa đào khoe sắc thắm…”

 

Tất cả chỉ thấy vào dịp Tết. Rồi “Lại thấy ông đồ già, bên phố đông người qua”. Người ta mang câu đối về treo với bao nhiêu điều ước muốn:

 

“Tối Ba Mươi ‘sút’ thằng Bần ra khỏi ngơ.

Sáng Mồng Một đón ông Phú vào nhà.”

 

Người ta không muốn nghèo, nguời ta tham lắm, muốn giàu, muốn mọi thứ may mắn, muốn sống lâu, nên ngày Tết mang tranh hoặc mang tượng ba ông Phúc Lộc Thọ ra chưng.

 

Thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, tức là thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, Tết là ngày được đốt pháo. Đa số người ta đốt vào đêm Giao Thừa, pháo nổ rền trời, mùi thuốc pháo giống như mùi thuốc súng. Bởi vậy Cộng Sản đă lợi dụng điều này làm cuộc tổng công kích Cố Đô Huế vào mùa Xuân Mậu Thân 1968, giết hại mấy ngàn người dân xứ Huế. Đây là vết thương không bao giờ lành của người miền Nam, và là vết nhơ, là tội ác của bọn Cộng Sản Việt Nam mà lịch sử không bao giờ quên.

 

Tết là ngày sum họp gia đ́nh, dù ở bất cứ nơi nào, mọi người cũng cố về mái ấm của họ để gặp những người thân yêu. Nhưng trong thời chiến, cái ồn ào náo nhiệt của Tết đă làm tủi ḷng người đi xa, những người lính nơi tuyến đầu lửa đạn. Họ không thể về sum họp gia đ́nh, nơi tiền đồn heo hút họ đón Xuân trong nỗi cô đơn, nhớ về mẹ già, em dại ở quê nhà.

 

Hăy nghe hai nhà thơ cùng nhớ về mẹ:

 

Vườn quê của Nguyễn văn Định

 

“Con đi xa đă bao ngày

Vườn quê giờ đă chất đầy lá khô

Hoa sen c̣n nở bên hồ?

Mẹ c̣n nặng bước ra vô ngóng chừng?

Hay là lá rụng úa vàng

Con không về được, vườn tràn cỏ may

Biết đâu mẹ thức đêm dài

Một gian nhà trống, gió đầy mái hiên.”

 

Bà mẹ quê nghèo, cô quạnh chắc không có ǵ chờ Tết, chỉ ra vô ngóng chừng chờ đợi con về, nhưng con th́ biền biệt nơi nao?

 

C̣n Nguyễn Bính trong “Tết của mẹ tôi”, đă miêu tả cho chúng ta bức tranh sống động về ngày Tết, mẹ vẫn là người quan trọng nhất.

 

“Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều

Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều

Sân gạch tường hoa người quét lại

Vẽ cung trừ quỷ, giồng cây nêu.

 

Nuôi hai con lợn tự ngày xưa

Mẹ tôi đă tính ‘Tết th́ vừa’

Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó

Dọn nhà dọn cửa, rửa bàn thờ

 

Không như mọi bận người mua quà,

Chỉ mua pháo chuột với tranh gà

Cho các em tôi đứa mỗi chiếc

Dán lên khắp cột, đốt inh nhà…

 

Thầy tôi lấy một tờ hoa tiên

Bút lông dầm mực viết lên trên

Trên những ǵ ǵ tôi chẳng biết

Giữa đề năm tháng, dưới đề tên

 

Mẹ tôi uống hết một cốc rượu

Mặt người đỏ tía v́ hơi men

Người rủ cô tôi đánh tam cúc

Cười ầm tốt đỏ đè tốt đen.”

 

Chao ơi! Tết ngày xưa sao mà thanh b́nh, giản dị mà thiêng liêng biết chừng nào. Tết ở Việt Nam rơi vào mùa Xuân, muôn hoa đua nở. Tết xứ người lạnh tê tái, ngoài trời và trong ḷng kẻ tha hương. Hăy nghe tâm t́nh của một người xa quê hương, mỗi lần Tết đến, nhớ những mùa Xuân xưa:

 

“Xuân về cảnh vật đ́u hiu.

Gió Xuân thổi lạnh bao điều nhớ mong.

Quê nhà dơi mắt ngóng trông

Xuân về xuân cũ long đong xuân này.

Mộng hồn vừa tỉnh vừa say

Đón xuân nhỏ lệ để thay tiếng cười.

Xuân xưa đầm ấm vui tươi,

Xuân nay lưu lạc quê người chiếc thân.

Mơ nh́n lá rụng đầy sân,

Tưởng chừng xác pháo nghinh tân năm nào.

Bóng xuân đất khách buồn đau

Cúi đầu xin Chúa ban giàu sức thêm.

            Thư viết lệ rơi nơi đất khách,

            Gửi về quê cũ đón chào xuân.”

 

Đó là bài thơ của một bà cụ sống cô đơn trong Nursing Home. Tết là ngày đoàn tụ, ngày thường những bận rộn, tất bật của cuộc sống, người ta không nhớ đến hoàn cảnh, thân phận ḿnh cho lắm. Nhưng đối với người Việt, Tết thiêng liêng quan trọng vô cùng. Họ không quan tâm lắm cho cá nhân họ, nhưng họ cảm thấy có lỗi với ông bà hay cha mẹ, dù c̣n sống hay đă mất.

 

Có nhiều chuyện của những “boat people” kể rằng khi được vớt lên đảo, chung quanh là vách núi, mặc dù chưa được cho vào trại, c̣n ở tạm bên ngoài, một nhóm cỡ 10 người, sực nhớ hôm nay là Giao Thừa. Họ đă t́m thấy một gói bă trà, nấu lại và thắp vài cây khô làm nhang, lâm râm khấn vái, hướng mặt về quê nhà nơi mẹ cha đang nóng ḷng trông ngóng tin con. Sau đó mọi người chia nhau chút nước bă trà. Vậy cũng là đón Tết, có hương khói cho ấm ḷng người ở phương xa.

 

Ở Na-Uy, Bắc Âu, có một nhà văn khoe rằng, ông đă biết làm bánh chưng “dă chiến”.

 

Mấy chục năm trước, khi chưa có chương tŕnh đoàn tụ, ông nhà văn đă lùng sục trong phone book, hễ thấy tên Việt Nam là gọi, cuối cùng họ cũng gom được vài gia đ́nh, chưa tới 30 người. Họ gặp nhau ở một nơi, có nhiều người lái xe rất xa, nhưng “xa xứ ngộ cố tri”, huống ǵ hôm nay c̣n là Tết.

 

“Tết chẳng riêng ai khắp mọi nhà.”

 

Tết là phải có bánh chưng, vậy th́ ở cái xứ lạnh lẽo này, làm sao? Ông nhà văn nấu xôi trắng, nấu đậu xanh, luộc thịt xăm xắp nước cho thấm gia vị. Sau đó, trải xôi, đậu xanh, thịt ở giữa, từng lớp, từng lớp. Sau đó làm khuôn, nén lại, gói bằng giấy bạc bên trong, lá chuối bên ngoài, cột bằng dây nylon đỏ. Họ gọi nhau í ới, nhắc thiếu cái này thiếu cái nọ. Các bà các cô th́ làm mứt, thịt kho tàu, nấu chè, làm dưa. “Tết chẳng riêng ai khắp mọi nhà”. Trẻ con cũng được tiền mừng tuổi. Người ta xúm xít nói cười, để giấu đi nỗi buồn xa xứ.

 

Sau 40 năm, người Việt hầu như đă có mặt khắp nơi trên thế giới. Ngọai trừ vài Tiểu Bang có đông người Việt như Cali, Texas của Mỹ, hay Sydney của Úc, Tết được tổ chức rầm rộ. Đủ mọi sinh hoạt ngày xưa được lập lại: hội hoa Xuân (nhưng là mùa Đông ở đây), hội chợ… Pháo cũng được đốt, nhưng qui định giờ giấc và nơi chốn.

 

C̣n tôi sống ở miền Đông Bắc Mỹ, ít người Việt, xa chùa, xa nhà thờ. Tết lại rơi vào ngày thường, vẫn phải đi làm. Tôi không c̣n “ăn”, mà là “nghe và xem Tết”. Nghe nhạc Xuân, xem h́nh ảnh mọi người ăn Tết (không phải ḿnh ăn) khắp mọi nơi trên thế giới.

 

Sáng Mùng Một, c̣n đang lơ mơ ngủ nướng, chợt nghe tiếng phone nhà reng, ḷng mừng khấp khởi, nghĩ rằng có ai gọi chúc Tết. Nghe lào xào h́nh như không phải tiếng Việt, tỉnh ngủ lắng nghe (v́ tiếng Mỹ nên phải lắng nghe, chứ tiếng Việt chỉ cần nghe nửa tai thôi).

 

Bạn có biết họ nói ǵ không? Sở An Sinh Xă Hội thấy “tụi bây” (cả vợ lẫn chồng) đă hơn “sáu bó” (nghĩa là sắp làm bạn với “ông sáu tấm”), Mỹ nó bảo là “Have one foot in the grave”, c̣n Việt Nam ḿnh th́ nói “Gần kề miệng lỗ”. Sở An Sinh Xă Hội có đợt giảm giá đặc biệt “Buy one get one free”. Vừa nghe mua 2 tặng 1, giống như ở Cali, bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ quảng cáo “Gắn 2 bên tính tiền 1 bên” cho mấy bà mấy cô, muốn “g̣ bồng đảo” từ quả chanh thành quả cam... Tôi hỏi lại giảm giá đặc biệt cái ǵ? - Đất ở nghĩa trang. Tự dưng tôi nổi cơn điên trả lời: “Too early!” Bà già đầu dây đằng kia ngạc nhiên, nhẳc lại “Early?”.  Chưa hết cơn tức, tôi c̣n hét lên: “Bà có biết hôm nay là New Year của tôi không? Happy New Year! Bye!”.

 

Gác điện thoại, tôi mới thấy ḿnh vô lư, người ta quan tâm đến ḿnh, mà không biết cám ơn. Chỉ v́ ḿnh đă không dám đối diện với sự thật. Người Mỹ họ xem như chuyện b́nh thường, họ chuẩn bị mọi thứ, bởi vậy họ mua đủ thứ bảo hiểm cho cuộc sống.

 

Quả thật, không phải tôi giận v́ nghe mời mua đất nghĩa trang, mà thật ra v́ tận cùng trong kư ức, tôi đang nhớ Tết, sống chết là lẽ tự nhiên, nhắc vào ngày Tết, mặc nhiên ḿnh coi như chuyện xui xẻo.

 

Người tha hương vĩnh viễn không bao giờ có Tết. Dù cố làm ǵ, cũng chẳng có cảm giác thiêng liêng của ngày Tết quê nhà.

 

Khi trời đất giao ḥa với muôn hoa đua nở.

Ḷng khách tha hương vương sầu thương.

Xuân xưa đầm ấm vui tươi

Xuân nay lưu lạc quê người vấn vương.

 

Ngô Xứng