Mẹ và Mùa Xuân

Thiên Lư

 

 




Thấm thoát lại hết một năm nữa rồi, thời gian trôi nhanh quá! Mùa Giáng Sinh vừa đi qua là mùa tết đă sửa soạn bước đến bên thềm dưới bầu trời đông lạnh giá. Từ ngày định cư ở Mỹ cho đến nay, tôi không có dịp nào để đón tết nữa. Tôi chỉ nh́n thấy tết qua những trang báo, những h́nh ảnh trên computer, những video nhạc về xuân. Tết chỉ c̣n là kỷ niệm đọng măi trong kư ức tôi với những hoài niệm về thời niên thiếu xa xưa vui xuân bên cha mẹ, anh em trong cuộc sống đầy đủ. Nhắc đến tết lúc nào tôi cũng nhớ đến mẹ tôi, người đă chuẩn bị cả mấy tháng trời để mang đến một niềm vui trọn vẹn cho gia đ́nh, từ chuẩn bị may những bộ quần áo mới cho chồng và các con, đến việc dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị thức ăn cho ba ngày tết. Công việc bếp núc rất bận rộn với nhiều dự tính của mẹ, nào là gói bánh chưng, làm gị thủ, làm kiệu, ngâm hành, muối dưa, sên mứt, kho thịt… Và tôi cũng phải luôn tay phụ việc bên mẹ trong những giai đoạn sắp xếp gói bánh như rửa lá dông, chẻ lạt, giă đậu xanh, thái thịt... Những ngày xuân vui ấy không kéo dài được bao lâu khi cuộc chiến tranh Nam Bắc vừa tàn trên đất nước, cũng là lúc tôi vừa bước vào tuổi thiếu nữ chứng kiến bao nhiêu bi kịch trong gia đ́nh và sự thảm hại của những cái tết nghèo đói, nhất là những ngày tết đă không c̣n mẹ vẫn làm nhức nhối trái tim tôi.

Tính đến mùa xuân năm nay th́ mẹ tôi đă ra đi hơn ba mươi ba năm rồi! Ba mươi ba năm có biết bao thay đổi trong cuộc đời của mỗi một người. Cùng với sự thay đổi, lớp bụi năm tháng thi nhau phủ dầy lên kư ức làm nhạt nḥa không ít những chuyện xưa cũ. Song, có một chuyện đă trở thành bất tử từ nhiều thế hệ này qua thế hệ khác mà không ai có thể quên lăng, chối bỏ, hay phủ nhận. Câu chuyện b́nh thường quanh đời sống gia đ́nh lại rất phi thường, c̣n được ca ngợi trong mọi lĩnh vực thi ca, âm nhạc, điện ảnh, hội họa và ngay cả trong kinh sách (kinh Vu Lan). Đó là câu chuyện về người mẹ luôn có sự bắt đầu và không bao giờ kết thúc; v́ thật ra, có ngôn từ nào ở trần gian này diễn tả cho hết được t́nh thương bao la, sự hy sinh vô bờ bến của người mẹ?

Mùa xuân năm 1998, khi tôi chập chững vào ngành học “Giáo Dục Mầm Non” trên đất Mỹ, một trong những lớp học đầu tiên tôi đă học là lớp “Human Being”. Ở lớp này, tôi được xem cuốn phim về sự h́nh thành và phát triển của một đứa bé từ thời kỳ phôi thai cho đến tám tuổi. Đây là một cuốn phim khoa học rất hay, có lẽ nhóm làm phim đă đặt một máy thu h́nh nhỏ xíu trong cơ thể người mẹ để ghi lại từ sự kết hợp khởi nguồn giữa cha và mẹ, tạo thành giọt máu rồi giọt máu ấy lớn dần từng ngày, từng tuần, từng tháng đến khi thành h́nh với đầy đủ mặt mũi chân tay để chào đời. Trong phim có chiếu cận cảnh sanh nở của ba bà mẹ trẻ với ba trường hợp khác nhau; trường hợp thứ nhất là sanh thường, thứ hai là sanh ngược và thứ ba là sanh mổ. Lần đầu tiên tôi được thấy tận mắt cảnh sinh con, chỉ mới nh́n khuôn mặt đau đớn của người mẹ sanh thường thôi, tự dưng nước mắt tôi chảy ra dàn dụa, tôi nghĩ ngay đến mẹ tôi đă trải qua mười lần trên bàn sanh. Sự xúc động đă làm tôi không thể ghi chép được đặc điểm nào trong phim vào sổ tay. Mắt tôi cứ trợn to lên để nh́n rơ từng chi tiết diệu kỳ mà Thượng Đế đă ban cho người đàn bà thiên chức làm mẹ. Giờ đây đă mười mấy năm trôi qua, h́nh ảnh sanh nở kia vẫn c̣n hiển hiện trong kư ức tôi mỗi khi tôi được đọc hay được nghe bất cứ câu chuyện nào về t́nh mẹ, càng cảm thấy nặng ḷng thương nhớ mẹ tôi nhiều hơn và c̣n thương cho tất cả những người mẹ trên cơi đời này. 

Mẹ tôi là h́nh ảnh chung của những bà mẹ Việt Nam trong hoàn cảnh phải thay chồng nuôi dạy con một ḿnh giữa cuộc đổi đời khốn khó, thê lương. Mẹ đă lặn lội thân c̣ một sương hai nắng, chịu đựng bao gian khổ nhọc nhằn mong kiếm được miếng cơm cho các con. Mặc dù sự cố gắng của mẹ tôi chỉ kéo dài có bảy năm ngắn ngủi rồi mẹ ngả bịnh và kiệt sức buông tay, nhưng sự cố gắng ấy thật can đảm, thật tuyệt vời trong thời gian chúng tôi thiếu vắng t́nh cha. Bảy năm tưởng ngắn lại hóa dài dăng dẳng trong sự chờ đợi mỏi ṃn ngày trở về của cha tôi từ trại tù cải tạo. Bảy năm lê thê trên suốt con đường chạy đua t́m sự sống trong nỗi chết lần ṃn lẫn bao tủi nhục. Sự tủi nhục bắt đầu từ những ngày mẹ tôi tập tễnh vào nghề buôn bán với một thúng tôm khô nhỏ. Mẹ phải chịu nghe những lời xỉ vả, chửi thề, xô đẩy từ những người bán hàng lân cận để cố t́m một chỗ ngồi bán chật hẹp. Chen chân vào môi trường buôn bán tạp nhạp, cạnh tranh, không một chút kinh nghiệm, lại thêm bản tính hiền lành nên ngày theo ngày mẹ tôi đă bị thất bại đến kiệt quệ vốn liếng. Khó khăn từ sự thất bại vẫn không làm cho mẹ tôi nản ḷng phải chịu đầu hàng cuộc sống một cách dễ dàng khi mười miệng ăn đang chờ mẹ từng ngày... Mẹ tôi đă xoay sở bằng đủ mọi cách chống chọi với cơn đói lúc nào cũng tấn công chúng tôi. Mẹ vận dụng tài may vá, thêu đan xin vào làm việc ở một hợp tác xă may mặc, ngoài giờ làm việc mẹ tôi nhận đồ đan len thêm. Công việc này như thích hợp với mẹ tôi hơn nhưng không phải là không có những đắng cay tiếp nối. 

Tôi c̣n nhớ những ngày cận tết cuối năm 1976, năm tôi đang theo học lớp mười hai, cũng là năm học tôi bị khủng hoảng tinh thần nhiều nhất. Do nh́n thấy nỗi vất vả của mẹ với sự thiếu thốn ngày càng trầm trọng trong gia đ́nh, tôi không chịu nổi những cơn đói đến hoa mắt, run rẩy chân tay nên tôi luôn đ̣i nghỉ học để đi làm, mặc cho mẹ tôi khuyên ngăn nhiều lần tôi vẫn bướng bỉnh không nghe. Rồi một ngày cuối năm năm ấy, chiều theo ư muốn của tôi, mẹ dắt tôi vào hợp tác xă may mặc để phụ việc với tổ làm khuy áo. Lúc đó, tôi đă không h́nh dung ra được sự khó khăn muôn mặt của trường đời, càng không biết đo lường khả năng của chính ḿnh là đứa con gái không tháo vát, thiếu lanh lẹ, có tính tự ái vặt. Trong ngày đầu đi làm, tôi đă chẳng giúp được mẹ tôi điều ǵ hữu ích mà chỉ gieo thêm phiền năo cho mẹ v́ sự nông nổi của tuổi trẻ. Khi tôi thấy bà tổ trưởng tổ hợp may ném một đống quần áo bị trả lại vào mặt mẹ tôi với giọng ch́ chiết:

- Bà coi đi nè, kiểm hàng cái kiểu ǵ vậy hả? Lương tháng nào cũng đ̣i mượn trước mà làm th́ không ra hồn ǵ hết, để hàng bị trả lại cả đống như vầy, coi có được không?
Tôi tức giận trước hành động của bà liền quăng cái áo đang làm khuy dở xuống sàn nhà và đứng bật dậy thu hết can đảm nói một hơi:

- Cô làm ǵ mà liệng đồ vô mặt mẹ cháu dữ vậy, hàng may sai đâu phải tại lỗi một ḿnh mẹ cháu...

Bà ta chồm lên cướp lời tôi:

- Ê, mày là cái thá ǵ trong này chứ, đừng có dở cái giọng hỗn láo ra nghen, có giỏi th́ đi làm mướn nuôi mẹ mày đi, ở đó mà hạch sách người lớn.

Ngọn lửa tức giận trong người tôi bừng thêm lên, tôi nói lớn:

- Cháu không biết ai hỗn hơn ai, nhưng cháu chưa bao giờ liệng đồ vô mặt người lớn như cô, cháu chỉ muốn nói đến cách cư xử giữa người với người thôi…

Tiếng bà ta gầm lên cắt đứt câu nói của tôi:

- A, con ranh con dạy đời tao đó hả? Cùng một lúc tiếng mẹ tôi quát tôi:

- Lư, có câm mồm đi không, thôi về đi, không cần mày phụ nữa, đi về, đi ngay.

Vừa nói, mẹ kéo tay tôi đẩy mạnh ra cửa, tôi nghe tiếng bà tổ trưởng ong óng phía sau:

- Từ rày về sau tôi không muốn bà đưa đứa con nào vô đây phụ hết. Làm không tăng năng suất được bao nhiêu mà c̣n hư hàng thêm nữa.

Cơn tức giận của tôi chưa nguôi được nhưng biết không thể nói ǵ hơn, tôi đành bước ra cửa trong nỗi hậm hực. Trên đường về nhà nghe tiếng pháo nổ rời rạc xa xa đâu đó, tôi tưởng như từng tiếng đập vào ḷng tôi đau buốt, thêm xót xa cho mẹ và cho cả gia đ́nh tôi giữa cảnh khốn khổ. Tôi cảm thấy ḿnh vô tích sự và bất lực làm sao!

Hôm đó mẹ tôi về nhà rất trễ trông mẹ thật mệt mỏi, tóc tai bơ phờ rũ rượi, tôi biết mẹ tôi rất đói. Nghe tiếng mẹ thở dài năo ruột, tôi đoán chắc là bà tổ trưởng không cho mẹ tôi mượn lương trước rồi! Nghĩ đến hành động của ḿnh lúc sáng đă không kiềm chế được sự tức giận đi tranh căi với bà tổ trưởng làm lỡ mất cơ hội giúp mẹ, c̣n mất luôn khoản lương lẽ ra bà ứng trước cho mẹ tôi để chi tiêu. Tôi hối hận, tôi giận tôi ngu ngốc, tôi tức tối bà tổ trưởng tàn nhẫn đă làm gia đ́nh tôi điêu đứng trong lúc tết đang kề cận. Ôi cái tết thứ hai sau ngày ḥa b́nh không có cha tôi sao khổ quá!!! Hương vị tết của những ngày mẹ tôi bận rộn làm kiệu, muối dưa, làm gị thủ, sên mứt, gói bánh chưng đang chết dần theo thời gian. Tôi ngập ngừng hỏi mẹ chuyện chỗ làm, mẹ tôi nhỏ nhẹ nói:

- Con thấy rồi đấy, đi làm kiếm cơm không phải dễ, bởi vậy mẹ không bao giờ muốn con bỏ dở việc học để đi làm. Ráng học lên con ạ, có chữ nghĩa, có nghề chuyên môn không ai bắt nạt ḿnh được.

Câu nói dịu dàng như một tia sáng soi vào tâm tư u tối của tôi giữa sự chán nản tuyệt vọng. Tia sáng đă thực sự làm tôi thức tỉnh nhận ra rằng, tôi không thể ra đời làm việc lúc này khi tôi chưa đủ khả năng và bản lĩnh để đối đầu với mọi điều phức tạp trong cuộc sống. Nghĩ đến cách hành xử của bà tổ trưởng đối với mẹ tôi lúc sáng tôi chợt ứa nước mắt uất ức, và rồi tôi bỗng thấy ḿnh như mạnh mẽ hơn với quyết tâm cố gắng học hành để kiếm được một việc làm tốt đỡ đần cho mẹ. Tôi không muốn nh́n thấy cảnh mẹ tôi bị hà hiếp trong cái hợp tác xă may mặc ấy nữa. Tết năm ấy là những ngày b́nh thường trong gia đ́nh tôi, mẹ cũng lo được cho chúng tôi một bữa cơm trắng với muối ớt là niềm hạnh phúc lớn lắm.

Rồi những cái tết cơ hàn theo nhau đến hành hạ chúng tôi nhiều hơn trong sự thiếu thốn, đầy lo lắng cho căn bịnh bệnh nan y đang hoành hành trong cơ thể mẹ. Với tôi, tết chẳng c̣n ư nghĩa ǵ nữa!
Mùa xuân năm 1983, gia đ́nh tôi chưa kịp vui hết những ngày xuân đoàn tụ trong năm cũ th́ mẹ tôi đă ra đi… 

Bao mùa xuân trôi qua tuổi đời thêm chồng chất, tôi đang già theo năm tháng, sức khỏe cũng đang trên đà suy yếu. Tôi thường dặn ḿnh phải cố quên mọi chuyện cũ để ḷng được thanh thản, b́nh an. Nhưng sao mỗi lần xuân đến, sự cô đơn, trống trải giữa cảnh trời đông tuyết trắng nơi xứ người, vẫn gợi cho tôi nhớ về một vùng trời kỷ niệm xuân vui, có cha mẹ, có anh em bên nhau. Tôi nhớ hương vị thơm ngon của bánh chưng, của các loại mứt, màu sắc của hoa trái, âm thanh lạch tạch rộn ră của pháo, mùi nhang trầm tỏa ngát đêm giao thừa trang nghiêm. Tôi nhớ mẹ tôi, nhớ bao chuyện buồn về những ngày xuân đau thương cũ. Dù là xuân buồn hay vui trong bất cứ hoàn cảnh nào mẹ tôi vẫn cố gắng đem lại cho các con ḿnh một niềm hy vọng kiên tŕ vào học vấn. Đó cũng là những mùa xuân tươi sáng cho một tương lai thành đạt mà mẹ luôn mơ ước. Nhớ lại đoạn đường chông gai mẹ tôi đă đi qua, tôi đă từng giả sử nếu như trong đời sống hiện giờ trên đất nước tự do này, tôi phải nuôi mười đứa con với sự giúp đỡ tận t́nh từ chính phủ cho những gia đ́nh nghèo, đông con. Tôi vẫn không chắc là tôi có thể cáng đáng nổi trách nhiệm một người mẹ nuôi con đơn độc. Chính những lúc nghĩ như thế, tôi không khỏi ngậm ngùi và thán phục mẹ tôi nói riêng cùng tất cả những người mẹ đông con trên cơi đời này nói chung đă một đời tận tụy hy sinh lo cho chồng con tiến bước đến một mùa xuân rạng rỡ. 

Người mẹ đă dệt nên mùa xuân rất đẹp bằng muôn sắc hoa tươi từ tấm ḷng từ bi, nhân hậu. Mẹ và mùa xuân là hai h́nh ảnh tuyệt vời không bao giờ tách rời trong tâm năo tôi.

Thiên Lư