T́nh Bn Trăm Năm

Thiên Lư

 

 

          Một buổi chiều tuyết rơi lác đác, những sợi tuyết mỏng manh bay bay như tơ sương. Tuyết tan ngay trong gió nên mặt đường vẫn không bị phủ trắng. Dưới trời tuyết nhẹ với cơn gió lạnh mang hơi ẩm trong chiều đông ấy, tôi theo chàng đi thăm một người bạn già ở viện dưỡng lăo.

          Người bạn già chàng quen là một ông lăo người Mỹ đă ngoài tám mươi. Ông to mập, đi đứng rất khó khăn phải có người đỡ. Ông không nói được chỉ ấp úng ra hiệu bằng tay. Chúng tôi đến vào giờ ăn chiều của các ông bà cụ, theo sự chỉ dẫn của người y tá chúng tôi vào pḥng ăn, nh́n măi mà không thấy ông bạn già ở đâu, chồng tôi phải trở ra văn pḥng hỏi lại. Người y tá như nhớ ra là thức ăn đă mang vào pḥng cho ông theo yêu cầu vì ông lăo không được khoẻ lắm. Chúng tôi vào pḥng t́m ông, thấy ông ngồi trên giường trong bộ dạng mệt mỏi, bên cạnh là bà vợ trên chiếc xe lăn đang run rẩy đút cho ông từng muỗng ăn. Nh́n cảnh bà vợ tật nguyền săn sóc ông chồng như thế, tôi cảm động quá nước mắt chỉ chực ứa ra.  Hai ông bà tỏ vẻ vui mừng khi gặp vợ chồng tôi. Ông lăo đưa tay ra ú ớ, ư chừng như muốn bắt tay. Cả hai đứa tôi nắm lấy bàn tay ông siết nhẹ, bà vợ th́ ôm lấy tôi và nói “tôi rất vui gặp lại cô chú”…

          Tôi chỉ biết bà vợ tên là Went, hai ông bà có tiệm bán đồ điện và là người hàng xóm thân thiện, tốt bụng với gia đ́nh chồng tôi từ nhiều năm. Bà rất đẹp lăo với mái tóc bạch kim, khuôn mặt hồng hào, trên môi luôn nở nụ cười hiền hậu. Tṛ chuyện với bà mấy lần tôi mới hiểu thêm về đời sống cũng như cái duyên t́nh bạn trăm năm rất tuyệt vời của hai ông bà.

          Bà Went có một nỗi bất hạnh sau khi sanh người con trai út năm 1960, trong một tai nạn xe hơi, bà bị găy xương chân trầm trọng. Khi việc chữa trị thất bại, bà đă phải ngồi trên chiếc xe lăn suốt hơn năm mươi năm trời. Năm mươi mấy năm trời, chặng đường quá dài cho một người phụ nữ tật nguyền với mọi sinh hoạt đi đứng nằm ngồi phải lệ thuộc vào người khác. Trong ngần ấy năm, bà vẫn sát cánh bên chồng để cùng làm công việc giao dịch buôn bán đồ điện. Ông cũng luôn ở bên bà như bóng với h́nh, săn sóc bà rất tỉ mỉ. Hai ông bà có ba người con, hai trai và một gái. Người con trai lớn làm việc ở Houston, cô con gái kế thì ở tiểu bang Michigan, chỉ có người con út ở gần bà nhưng có sự mâu thuẫn nào đó giữa bà và cô con dâu, cậu con trai sợ vợ rất hạn chế việc thăm viếng cha mẹ. Từ khi ông vào nhà dưỡng lão, bà Went càng bận rộn hơn với công việc ở tiệm điện, thường ngày bà đảm trách sổ sách kế toán, phát lương cho nhân viên, nay bà phải thay ông coi luôn việc thu chi mua bán, giao hàng, kiểm hàng. Về nhà, bà lại xoay sở nấu nướng một mình. Bà Went có một chiếc xe Van đặc biệt dành cho người bị liệt, khi di chuyển lên xuống xe thì bà chỉ việc bấm các nút điều khiển, ngay cả chiếc xe lăn bằng điện cũng thế. Dù vậy, di chuyển bằng xe lăn đến xe hơi  cũng không mấy dễ dàng cho lắm, thế mà bà vẫn lái xe đến viện dưỡng lão thăm ông mỗi chiều. Kể cả những chiều mưa gió lớn hay trời tuyết lạnh, bà cũng không bỏ ông ngày nào, bà sợ ông buồn. Ôi tình nghĩa vợ chồng bà thật là đẹp biết bao!

          Sau ngày ông mất, bà bị bịnh trầm cảm phải dùng đến thuốc, biết mình không thể tiếp tục con đường kinh doanh được nữa, bà đã bán đi tiệm điện. Lúc nào chúng tôi đến thăm bà tại nhà cũng thấy bà ngồi thẫn thờ bên cái bàn ăn gần khung cửa sổ, khóc than: “ Sao Chúa chưa cho tôi đi theo ông” Sự thương nhớ ông làm tinh thần bà ngày càng suy sụp cùng tấm thân gầy rạc héo khô. Nhìn bà, tôi không khỏi xót xa bùi ngùi cho sự yếu đuối cô đơn của tuổi già, chạnh nhớ đến không khí buồn tẻ trong viện dưỡng lão hôm nào. Những người già trong mọi tư thế mệt mỏi, chán chường, lặng lẽ, có người ngồi ngủ gục trên ghế, có người giương đôi mắt mờ đục thiếu sinh khí ngơ ngác nhìn chung quanh, thật là tội làm sao! Những lúc ấy tôi đã nghĩ đến việc đổi nghề từ dạy trẻ sang chăm sóc người già…

Một lần khác chúng tôi đến thăm bà cũng vừa gặp người con trai lớn, Tom, từ Houston về phép thăm mẹ. Hôm ấy bà có vẻ vui lắm, sau vài câu chuyện thăm hỏi sức khoẻ bà, chồng tôi ra sân sau ngồi chơi với Tom. Tôi đến gần bà hơn chợt ngửi thấy mùi khai nồng toát ra quanh chỗ ngồi, tôi cảm thấy khó chịu một chút rồi nhận ra bà đang mang tã và do di chuyển khó khăn bà đã không tự thay đồ thường xuyên được. Tôi nắm bàn tay gân guốc của bà hỏi:

“ Bà có y tá  đến phụ bà việc vệ sinh không?” Bà nói có một cô y tá phụ đến giúp bà ba lần trong tuần. Tôi ngạc nhiên, chỉ có ba lần thôi sao. Bà gật đầu cười héo hắt hỏi tôi:

“ Thế cô có thể đến với tôi những ngày còn lại được không?” Tôi nhìn bà bối rối vài giây rồi nói:

“ Dạ cháu rất muốn, nhưng cháu còn bận đi làm, cháu ước gì nhà cháu gần nhà bà, cháu sẽ nấu ăn mang sang cho bà.” Tôi vừa dứt lời thì bà đã ôm lấy mặt tôi và đặt lên má tôi một nụ hôn ướt nước dãi. Bà run run nói:

“ Cám ơn cô đã nghĩ như thế, tôi biết cô bận đi làm mà”

Tôi áp bàn tay bà lên má tôi và nói:

“Bà làm cháu nhớ mẹ cháu quá, mẹ cháu còn sống chắc cũng cùng tuổi với bà”

“ Mẹ cô mất bao lâu rồi? ”

 “ Dạ..lâu lắm rồi, thưa bà”

Nhắc đến mẹ là lòng tôi lại nhói lên một cơn đau khó tả, lúc tôi quay mặt đi để cố dấu sự xúc động thì mắt tôi chạm phải tấm hình gia đình của bà để trên kệ. Trong hình, bà ngồi xe lăn bên cạnh ông đứng cùng các con, các cháu trông thật ấm cúng vui vẻ biết chừng nào. Tôi cầm tấm hình lên ngắm nghía, buồn buồn nghĩ ngay đến gia đình mình đã chẳng có được một tấm hình đầy đủ cả cha mẹ với các con. Tôi nói với bà điều này khi bà hỏi tôi hôm nào có thể cho bà xem hình gia đình. Tôi nghe lời bà nhẹ như hơi gió: “Kể cho tôi nghe về cha mẹ cô đi”. Tôi quay lại nhìn đôi mắt xanh của bà, đôi mắt ẩn chứa một nỗi buồn xa xăm. Đặt khung hình lên kệ, tôi chậm rãi kể cho bà nghe về chuyện của cha mẹ tôi, một tình bạn trăm năm nặng tình nghĩa nhiều hơn tình yêu. Cha mẹ tôi đã chẳng quen biết yêu thương nhau trước khi cuộc hôn nhân được sắp đặt từ hai bên ông bà nội ngoại. Thời của mẹ tôi là thời mà sự áp đặt trách nhiệm trong gia đình lên vai người đàn bà rất nặng. Quan niệm của cha mẹ tôi về hôn nhân là sự nối dõi tông đường, đặt trên nền tảng bổn phận và trách nhiệm. Tôi chưa nghe mẹ tôi nói đến tình yêu trong hôn nhân bao giờ. Mẹ chỉ nhấn mạnh về vai trò người vợ phải biết quán xuyến việc nhà, phải giỏi nấu ăn, phải thạo may vá, phải khéo cư xử với nhà chồng, phải chịu hy sinh, phải cần nhẫn nhịn là những điều tối cần thiết để giữ hạnh phúc cho gia đình. Đây là bài học mẹ nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt thời kỳ tôi còn ở tuổi thiếu nữ, và nó cũng là nỗi ám ảnh nặng nề làm cho tôi rất sợ chuyện tìm bạn đời. Thỉnh thoảng, nếu tôi lỡ tay nấu nồi cơm hơi nhão, hoặc kho nồi thịt bị mặn một chút là y như rằng tôi phải nghe thêm lời mẹ trách mắng, bực bội liên tục về sự vụng về này, như: “Con gái nấu nướng như thế, sau này về nhà chồng người ta chửi cho ngập đầu, còn lôi cả bố mẹ mày ra chửi lây nữa.” Hoặc: “Con gái mà không tập nấu nướng cho ra hồn thì khổ cả đời vì bị nhiếc móc đấy biết chưa?” Có lúc tôi đã cãi lại mẹ rằng: “Lấy chồng mà phải tập làm đủ thứ khổ vậy sao mẹ, con thà ở vậy sướng hơn khỏi lo ai chửi.”...

          Tôi sợ kể lể dông dài bà sẽ không hiểu hết sự phức tạp của tình bạn trăm năm ở xứ Việt Nam lại có ràng buộc với mọi quan hệ giữa hai bên cha mẹ. Khác với người phương Tây là sự độc lập, riêng tư của đời sống hôn nhân được tách ra khỏi hai bên gia đình chồng, vợ.  Tôi chỉ tóm tắt với bà rằng, tuy cha mẹ tôi không hề quen biết trước khi về làm bạn với nhau nhưng tình bạn của hai người rất tốt đẹp, không hề xảy ra một trận cãi vã nào. Khi mẹ tôi qua đời ở tuổi bốn mươi lăm, thì cha tôi đã ngoài năm mươi. Tôi hiểu được nỗi cô đơn, buồn bã của cha mình trong suốt thời gian vắng bóng người bạn đời. Qua những câu chuyện thường ngày trong nhà, cha hay mang gương mẹ tôi ra để khuyên bảo một bầy con gái lớn đầu mà vẫn chưa thông thạo được những bài học ăn, học nói, học gói, học mở. Cha nhắc đến mẹ tôi mọi nơi, mọi lúc là tôi biết cha rất thương nhớ người vợ hiền của cha, người mẹ yêu dấu của các con. Cha vẫn sống với chúng tôi  cho đến lúc bảy mươi tuổi thì cha lặng lẽ giã từ các con ra đi...Tôi ngừng lại câu chuyện của mình, bà Went vẫn chăm chú nghe, đôi mắt bà long lanh những giọt nước, bà sắp khóc, tôi nắm tay bà vỗ nhẹ. Tiếng bà run run: “Cha cô thật tốt quá!”

Tôi dạ nhỏ và lập lại câu của bà trong sự xúc động:

Cha cháu là một người cha tốt” rồi im lặng một lúc, tôi nói tiếp:

“Chồng cháu cũng là một người cha tốt đó bà”

 Bà gật đầu cười:

“ Tôi biết, chú cũng là một người chồng tốt nữa. Chú nói với tôi rằng chú thật may mắn khi lấy cô vì cô đã thay đổi cuộc sống của chú ấy”

          Nghe bà nói, tôi mỉm cười lơ đãng nhìn qua khung cửa sổ, tôi thấy chàng đang lớn tiếng nói chuyện với Tom như tranh cãi điều gì. Chàng đưa tay lên diễn tả một cách hùng hồn rồi cả hai cùng cười to. Bộ dạng này nhìn sao quen thuộc quá, một buổi sáng nào, chàng cũng ngồi nói lớn tiếng với tôi như thế, chàng cũng đưa tay lên diễn tả cho sự “thuyết giảng” của mình. Kế đến, thay vì là tiếng cười thì lúc đó là tiếng khóc uất ức của tôi lẫn tiếng la hét của chàng. Chuyện dĩ vãng ùa về rất nhanh trong tôi, những năm đầu có sóng gợn lăn tăn trên mặt nước gia đình...Tôi chợt thấy lòng mình nặng một nỗi niềm cần phải được giải toả. Vẫn đăm đăm nhìn về phía chàng, tôi nói như một đứa trẻ đang tâm tình với mẹ và như nói với chính mình:

“ Bà biết không, thời gian đầu trong cuộc sống hôn nhân của cháu rất buồn vì tính hung hăng, dễ nổi nóng của anh ấy. Cháu thì hay tủi thân mà anh thì hay la lối khi bực bội làm cho cháu tức tối, sợ hãi. Lúc đó, cháu chưa biết nhẫn nhịn nhiều, và cũng chưa thấu hiểu được hai chữ buông xả vì vậy những chuyện nhỏ không đáng để phải đi đến cãi cọ vẫn xảy ra. Cháu có cái sai là hay than phiền chồng với mọi người quen, cháu tưởng sẽ tìm được sự an ủi, thông cảm nơi họ, nhưng, không có sự thông cảm hay an ủi nào hết ngoài những lời chê cười cháu là vạch áo cho người xem lưng. Trong khi với bạn bè thì anh lúc nào cũng nói tốt về cháu. Bây giờ nghĩ lại cháu thấy hối hận quá. Sau nhiều năm chung sống, cháu đã hiểu ra được phần nào chữ buông xả trong giáo lý nhà Phật. Để tránh mọi phiền não trong tâm hồn mình, cháu bỏ hết ngoài tai những câu nói nặng nề, những chuyện bực bội có thể mang đến sự gây gỗ, tránh lời đàm tiếu và thị phi trong giao tiếp, hạn chế nói chuyện với nhiều người. Cháu cố giữ cho mình được bình thản trước mọi khó khăn trong cuộc sống, luôn mỉm cười và an lòng với những gì mình đang có. Bởi khi cháu nhìn xuống bao cảnh gia đình khác, những gia đình có cha, chồng vướng vào con đường nghiện ngập, rượu, thuốc, bài bạc hay thói trăng hoa thì cháu thấy mình đã may mắn hơn họ nhiều. Cháu cũng nghiệm ra rằng ở đời mỗi người mỗi tính, tính nóng nảy của chàng không phải là khó chữa nên cháu đã thực hiện lời của mẹ cháu dặn; nhẫn nhịn và hy sinh là điều cần thiết để giữ một tình bạn trăm năm bền chặt...Cháu.. đã và đang cố gắng rất nhiều ...”

          Tôi bỏ lửng câu nói và cảm nhận được sự nhẹ nhõm trong lòng, tôi quay lại phiá bà Went thấy bà đã nhắm mắt ngủ, tôi lay nhẹ tay bà gọi nhỏ:

“ Bà Went!”

          Bà không nghe tôi nói, mắt vẫn nhắm nghiền, trông khuôn mặt bà thanh thản quá, hơi thở nặng nhọc phát ra những tiếng ngáy đứt quãng...Trên bờ môi khô héo chợt nhếch lên một nụ cười, tôi nghĩ, chắc bà đang mơ thấy ông ở bên cạnh. Tôi đưa tay vén nhẹ một sợi tóc xoà xuống trán bà.

“ Nói xấu chồng đã chưa, cô nàng? Về hay ngồi đây chờ bà Went dậy nói tiếp? ”

Tiếng của chàng sau lưng làm tôi giật mình, tôi cười cười nói nhỏ:

 “ Ô, bà Went biết anh quá nhiều rồi nói xấu anh làm chi nữa, em chỉ kể cho bà nghe là hồi mình mới gặp nhau anh nói với em như vầy...Tôi ngập ngừng một chút rồi nhái giọng chàng:

“Nếu về sống với anh, em không cần phải làm gì hết, chỉ ở nhà chơi thôi”

 Chàng trợn mắt lên:

“ Trời đất, thằng nào mà xạo quá vậy”

Tôi đánh nhẹ tay chàng:

“ Em biết cái ông này xạo từ lâu rồi mà vẫn phải kết bạn trăm năm với ổng đó.”

Chàng cười nhăn nhó:

“Bởi thế em làm tôi lỡ một đời trai, biết làm sao”

Tom nhìn chúng tôi ngơ ngác hỏi:

 “ Hai người nói gì vậy?”

Chàng lắc đầu :

 “ Không có gì, tụi tôi nói giỡn thôi!”

Nói rồi, chúng tôi từ biệt Tom hẹn dịp khác gặp lại, hôm ấy trời đổ mưa to đột ngột. Ngồi trên xe với chàng, nhìn mưa bay mù mịt tứ phía bên ngoài, tôi nhớ đến một bài thơ đang làm dở dang vào tuần trước rồi lẩm nhẩm đọc:

 

Em ngồi nấu cơm

Trong gian bếp nhỏ

Lò than rực đỏ

Sùng sục cơm sôi

Khói nóng lên hơi

Thơm mùi gạo mới

Em dập bớt than

Để cơm không cháy

Như lời mẹ dạy

Hạ lửa cơm sôi

Như chuyện lứa đôi

Khi chồng thịnh nộ

Cơn giận sục sôi

Chớ có trả lời

Mà ăn cái “tát”

Nấu nồi cơm ngon

Phải biết dung hoà

Lửa than vừa cạn

Cơm là vợ, lửa là chồng

Giữ sao cho được bếp hồng ấm vui

 

Thiên Lý

7/24/2016