Mt Điếu Thuc

Lương Ngc Thành

 

 

 

          Có những thứ chúng ta được cho mà ta không ưa thích hoặc chưa hề nhớ đến. Nhưng có một điếu thuốc Má Chánh cho tôi thêm khiến tôi không bao giờ quên.

          Tôi đă hút thuốc từ khi ba tôi bỏ nhà đi- lúc tôi 9 tuổi. Bastos xanh, đỏ, Bastos Lux và Ara là những hiệu hai anh em tôi thường chọn mua khi đi xem phim chưởng những năm giửa thập niên 1960. “Như Lai Thần Chưởng” là cuốn phim đầu tiên hai đứa tôi đi coi và hai anh em chúng tôi đă lần đầu tiên hút hết nữa gói Bastos Lux. Hôm nào má tôi làm ca chiều- không ăn cơm chiều- tôi cắt tiền chợ phân nửa và trưa đó chúng tôi vào rạp xem phim, cái dịp tốt nhất để chúng tôi ph́ phà nửa gói thuốc lá.

          Tôi đă âm thầm bỏ thuốc từ ngày lên Bảo Lộc học. Những ngày mưa lạnh lẽo, nhớ nhà, những chầu cà phê, những thách thức của tụi bạn học, những khủng hoảng ǵ trên đó đă chưa hề khiến tôi hút thuốc lại dù chỉ là một hơi thôi. Tôi vào đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức tháng 9 năm 1974 như một anh chàng sinh viên hiền ngoan, không cà phê, không thuốc lá.

          Trong giờ Tóan Lư Hóa, tôi gặp lại một tay từ NLS Cần Thơ- Tùng Mủ- tại trường Bách Khoa Phú Thọ. Nó là dân giỏi toán và nghiện thuốc. Hàng tuần gặp nhau 2 ngày, nó đều mời tôi uống cà phê, hút thuốc và tôi đều mỉm cười khoát tay. Được ông chủ nhà tặng cho một gói thuốc v́ thấy tôi thức khuya học bài, tôi lịch sự từ chối. Bị tụi bạn chọc quê, kích động, tôi cứ hiền lành im lặng. Nhưng trưa ngày 30 tháng tư 1975, tại quán cà phê Ta Bắc, Cần Thơ, mấy đứa bạn tôi rất ngạc nhiên khi nghe tôi kêu gói Ball Mall và mở bao thuốc ra hút điếu đầu tiên sau 4 năm.

          Sau ngày giải phóng, trên thị trường có nhiều loại thuốc vấn, thuốc từ các tỉnh, thuốc từ các cá nhân. Nổi tiếng nhất thời bấy giờ là Hoa Mai, Vàm Cỏ và Đà Lạt. Tôi thích cả ba. Mổi lần nghỉ hè, mặc dù má nuôi của tôi không được hài ḷng lắm, nhưng nghe tôi thuyết phục măi bà đă cho tôi đi lên sống 3 tuần tại nhà Má Chánh- một ḷ nem có tiếng ở Bảo Lộc. Tôi xem đó như những ngày nghỉ tại nhà. Sáng sớm dậy quét dọn bếp, bắt nước pha trà và có khi tôi bắt đầu “làm lá” ngay. Má Chánh tuyên bố,

”Thành X́, sinh viên chân yếu tay mềm, được miễn khâu “quết thịt”

Được ưu ái như thế hay không ǵ chăng nữa, tôi luôn luôn làm tṛn nhiệm vụ. Anh Từ, thứ ba trong nhà, có lần đă nói chung cho mọi người,

 “Từ lúc nhà này làm nghề nem chả, chỉ lúc này có Thành X́ khâu làm lá được đầy đủ nhất chu đáo nhất.”

          Ba Chánh, ít nói nhất nhà, hằng ngày làm một cây chả đặc biệt để chia đều cho ai làm việc hoặc vắng mặt ngày hôm ấy. Lần nào đi uống cà phê với Long K’hmer về trễ giờ cơm chiều, tôi đều có phần như b́nh thường như mọi người. Tôi đă được cái mà mọi người đáng được- sự b́nh đẳng.

          Mỗi kư nem đem bán cho “Cửa hàng ăn uống Bảo Lộc”, Má Chánh được mua một gói thuốc giá chính thức. Số thuốc lá được chia đều như đ̣n chả Ba Chánh làm hằng ngày. Có lúc bán được 4 kư nem, Má Chánh mang về 4 gói thuốc cho 4 đứa chúng tôi, nếu có cả Toàn Đen- một tay chơi hồi trẻ- nay là một thợ gói nem giỏi và rất vui tính.

          Cuộc sống trên Bảo Lộc như nhà của Má Chánh lúc ấy- 1976- là tương đối ổn định. Tôi hoà nhập vào không khí trong gia đ́nh nhiều đến nổi tôi cảm thấy như đang ở trong nhà của ḿnh. Khi đó Má Chánh làm 10 kư thịt, mỗi ngày tôi có 30 kư lá chuối để xắp xếp, lau khô, cắt gọt đúng kích cỡ, phân loại và chất vào rổ, rá, thao, chậu- bất cứ cái ǵ chứa được lá. Tôi suốt ngày to toan sao cho “nguồn lá” tôi làm ra kịp cho các tay thợ gói, kịp thời cho các mẻ chả hấp và tôi âm thầm cảm thấy hạnh phúc, hạnh phúc về một việc làm có ích, có ư nghĩa. Những chiều không mưa, tôi đi tập banh với Thi Lùn.

          Một chiều mưa, không đi đá banh được, tôi rửa ráy sau bửa cơm chiều và chuẩn bị lên gác ngủ sớm. Xế chiều hôm ấy Má Chánh đi chợ về cho biết cửa hàng hết thuốc nên Má chỉ có mỗi một gói mang về. Anh Từ rời nhà để đi họp, vội vả rút ra 7 điếu,

“Con trai lớn, đi họp, lấy 7 điếu nghen.”

Không muốn thua kém, cũng rút ra 7 điếu, Thi Lùn giải thích cộc lốc.

“Anh em phải công bằng chớ.”

          Tôi chẳng màng đến những điều vặt vảnh nhưng tôi đang t́nh cờ bước vào nên nghe thấy mọi chuyện xảy ra. Thi Lùn đă đi đâu đó tôi không rơ. Tôi bước ngang cái bàn tṛn lớn dưới chân cầu thang, tay phải nắm gói thuốc “Hoa Mai” bỏ lại trên bàn - với 6 điếu c̣n xót lại.

          Tối hôm đó không mưa và trời khá lạnh. Tôi vén mùng chui vào và vội vă đốt một điếu thuốc. Tôi nghĩ ngay đến những ngày sắp tới, tôi nghĩ đến lúc sẽ phải ra trường, đến cái gia đ́nh tan tác của tôi; mẹ vừa về Rạch Giá, em tôi c̣n trong tù ở Vị Thanh- Cần Thơ và chị tôi đang làm rẫy ở kinh tế mới Xuyên Mộc, Bà Rịa. Miên man suy nghĩ, tôi hút xong một điếu nhanh chưa từng thấy.

          Rút ra điếu thứ hai và mồi hút tiếp, tôi chợt nhận ra ngay một thay đổi. Ngụm khói thuốc tôi vừa hít vào sao mà khét nghẹt, đắng nghét. Bật nhổm người lên để xem cái điếu vừa mới châm xong, tôi đọc ra ngay cái hiệu” Đà Lạt”. Có ai trứơc đó vừa cho nó vào cái bao thuốc Hoa Mai. Tôi nhớ lại ngay được lúc anh Từ bước ra, Má Chánh cũng theo chân bước ra trước nhà. Tôi hiểu được điều rất nhỏ nhặt nhưng to tác với tôi. Má Chánh đă ra tiệm bán ngay sát bên nhà để mua thêm cho tôi một điếu thuốc giả hiệu Dalat. Mạ đă cho tôi cái “sự b́nh đẳng”- cái mà ai cũng muốn có, cái mà nhiều người đă xả thân, bỏ mạng, nhiều người đă hy sinh mọi thứ để có được.

          Nước mắt tôi tuôn ra và tôi cứ để mặc như thế. Nó có thể rửa sạch và làm lành cái thương trong tim tôi cái từ lâu nay gây cho tôi đau đớn nhức nhối mà tôi không biết phải làm sao để nó thuyên giảm. Ba má tôi chưa hề biết tôi thèm điều này đến mức nào. Họ cứ tị hiềm, ganh ghét nhau nhưng họ nên nghĩ đến tôi- đứa con ngoan chỉ biết đi học. Họ có thể quên lẫn nhau nhưng họ không nên quên rằng họ đă tạo ra tôi. Những ngày hè, tụi bạn tôi về nhà nghỉ ngơi hạnh phúc c̣n tôi đi lên Bảo Lộc, phụ làm nem chả, sống với gia đ́nh Má Chánh và hưởng ké cái hạnh phúc của gia đ́nh “Mạ”.

          Trong giây phút ấy, nhiều người có hoặc được nhận nhiều thứ giá trị hơn tôi nhiều. Nhưng điếu thuốc Má Chánh đă mua thêm cho tôi quả là vô giá.

 

                                                                    

Lương Ngọc Thành

Rạch Giá

                                                                                     

(Riêng tặng Má Chánh)