Nhng Cánh Hoa N Mun

Thiên Lư

(truyện dài, kỳ 1)

 

 

 

      Sau ba cuộc gặp gỡ do người quen mai mối thất bại, Quỳnh thật chán nản không c̣n muốn nghĩ đến chuyện tạo dựng một mái ấm gia đ́nh nữa. Bởi, cả ba người đàn ông Quỳnh gặp đều có vẻ là những người “háo sắc” và thích các em “chân dài”. Mặc dù cả ba không ai có tướng cao ráo cả.

      Người thứ nhất là anh bà con xa với một đứa bạn gái cũ của Quỳnh, định cư ở Seattle. Ông ta lớn hơn Quỳnh mười ba tuổi, mà cứ cho ḿnh như c̣n trẻ lắm. Ông có nghề sửa xe hơi và buôn bán các loại xe cũ. Thời trước 75, theo lời ông nói, ông là kư giả của nhật báo Trắng Đen ở Sàig̣n. Ông hơi kiêu ngạo, luôn sống với hào quang trong quá khứ, coi thường những đứa con gái “hậu sinh” giống như Quỳnh.Và chắc cũng v́ thấy bề ngoài của Quỳnh không có ǵ xuất sắc cho ông phải chú ư tới?? Nhất là sau khi nghe khai báo, Quỳnh đă trưởng thành dưới chế độ cộng sản, ông lại càng “dị ứng” hơn và xem Quỳnh như một đứa việt cộng con…

     Người thứ hai là một anh chàng bắc kỳ, ăn nói hoạt bát, anh cũng thuộc loại đẹp trai. Có lẽ đă bị t́nh phụ nhiều lần hay sao mà anh như hận đàn bà lắm. Trong lúc nói chuyện với Quỳnh th́ luôn nói xấu về đàn bà. Nào là: “Đàn bà thường khéo léo che đậy tật xấu của ḿnh bằng đủ mọi cách, đàn bà đóng kịch rất hay. Trông em có vẻ “nice” đấy nhưng không biết được.” Miệng anh tuy lên án phụ nữ, nhưng đôi mắt anh th́ không rời khỏi con bé Hương em gái Quỳnh, rồi c̣n lướt sang những cô gái bàn bên cạnh (lúc ấy đang ở trong tiệm ăn) với cái nh́n hết sức vẩn đục. Anh đă làm mất cảm t́nh của chị em Quỳnh ngay từ phút đầu. Quỳnh nghĩ, đây không phải là người mà Quỳnh mong đợi, và ngược lại.

       Người thứ ba tương đối đỡ hơn một chút, anh đến từ nước Đức xa xôi để chở chị em Quỳnh đi chơi. Anh chàng này vừa thực tế, vừa thẳng thắn cho Quỳnh biết ư định của anh là t́m một ai đó có quốc tịch Mỹ để anh làm giấy kết hôn qua Mỹ sống. Dạo ấy Quỳnh chỉ mới có thẻ xanh. Sự thất vọng đă hiện rơ trong đôi mắt anh về cả hai vấn đề, ngoại h́nh của Quỳnh và quốc tịch…

     Thời c̣n ở Việt Nam, con gái lên hàng ba mươi mà c̣n độc thân th́ cũng bị xếp vào loại “ bà cô” rồi,  huống ǵ bây giờ Quỳnh đang ở giai đoạn sắp lên hàng bốn.  Mơ mộng đă cạn kiệt… Thời gian vô t́nh trôi mà tàn nhẫn thật… tàn nhẫn  thật … “mỗi năm mỗi tuổi nó đuổi xuân đi.” có khác! Nhưng, nguyên nhân chung gây ra cảnh “ế” độ là do chiến tranh, cuộc chiến tranh thảm khốc đă làm mất đi sự cân bằng giữa nam và nữ. Sau ngày ḥa b́nh do sự khao khát tự do dân chủ, các đấng nam nhi đều lo t́m đường vượt biên, các chàng sinh viên, học sinh th́ phải đi “thanh niên xung phong” lao động, đào kênh…Và một số đông các anh lính Cộng Hoà trẻ chưa vợ th́ bị ngồi tù!!! Đa số thanh niên trai tráng c̣n lại là những anh chàng nón cối, đi dép râu nh́n hoang dă đến phát… sợ.  Hậu quả đó, đă gây nên cảnh trai thiếu gái thừa trong suốt thời kỳ ḥa b́nh đen tối. Kinh tế th́ xuống dốc thê thảm, người người, nhà nhà phải lo chạy ăn từng bữa, sinh kế đă giết hết mọi mơ ước của tuổi trẻ về một t́nh yêu lăng mạn. 

       Quỳnh đă lớn lên trong thời kỳ khủng hoảng của sự đói nghèo đó. Cả một thời tuổi trẻ, Quỳnh phải đương đầu với cuộc sống cơm áo, lại c̣n bao nhiêu khó khăn, khổ cực đưa đến sau ngày mẹ mất. Trách nhiệm với gia đ́nh đè nặng trên vai, Quỳnh chỉ biết đi làm ngày, làm đêm để kiếm tiền phụ giúp gia đ́nh. Quỳnh không có th́ giờ để ngồi mơ mộng cho ḿnh một người yêu lư tưởng, hay một người chồng tốt. T́nh yêu đối với Quỳnh thuở đó sao giống như chiếc nhẫn kim cương sáng chói, mà một người con gái nghèo như Quỳnh th́ không được quyền nghĩ tới. Yêu đương chỉ là chuyện phù phiếm xa xỉ… Khi cuộc sống trong gia đ́nh đỡ hơn một chút th́ Quỳnh đă lên gần sát mí hàng ba mươi, và được gán cho từ “bà cô khó tính”.

       Từ năm 1989 trở đi, lúc toàn thể khối cộng sản ở Đông Âu sụp đổ theo bức tường Berlin, là lúc nền kinh tế Việt Nam thay đổi, chính sách mở cửa bắt đầu. T́nh yêu và hôn nhân cũng nhân đấy mà rộ nở theo bàn cân toan tính của kinh tế. Người ta chọn vợ theo tiêu chuẩn “đảm việc nước, giỏi việc nhà” c̣n thêm cái khoản lanh lẹ, khôn ngoan, phải biết mánh mung, chạy chợ nuôi con, nếu chẳng may chồng thất nghiệp. Lấy vợ lấy chồng th́ ngó vào của cải, việc làm tốt, những cô gái có nhan sắc th́ trông vào những anh chàng có tiền. Những chàng trai có chút học vấn lại có mă đẹp trai th́ ngó những gia đ́nh con “cán bộ” để mong được làm rể.Tiếp đến, phong trào việt kiều về nước lấy vợ, thời của các cô gái trẻ, đẹp bắt đầu phất lên. Tiếp đến là thời của các chàng sĩ quan “ ngụy”, những người đă từng bị xă hội mới gạt ra ngoài đời sống như  người “ không có quyền công dân” th́ bấy giờ lại có nhiều chiếu cố vì được đi Mỹ theo diện H.O Ngay cả những gia đ́nh cán bộ có tiền cũng muốn cho con ḿnh đi ghép với gia đ́nh H.O. Ôi thế thái nhân t́nh lúc đó sao mà chán ngăn ngắt…

      Xă hội có thay đổi trên mọi khiá cạnh bao nhiêu, th́ ngành ấu nhi của Quỳnh vẫn thầm lặng bấy nhiêu. Chỉ có khác là số lượng cô giáo mẫu giáo độc thân ngày càng gia tăng mănh liệt. Điều dễ hiểu là ngành mẫu giáo không có nam giới để tiếp xúc, mặt khác nữa là lúc đó nghề dạy mẫu giáo bị coi thường. Người ta chê cô giáo “nghiêm mà già” lại “nghèo mà phách”. Nghề giáo c̣n bị gọi là nghề “bán cháo phổi” luôn bán lỗ chứ không có lời, v́ thế có khối chàng trai lo ngại về sức khoẻ đă chẳng ai ngó tới cô giáo làm chi, ốm yếu quá mà! Sợ ḿnh sẽ thành ông goá. Cũng không ai thèm chú ư đến vấn đề đạo đức của ngành. Thật là buồn!!!

       Cũng vào cuối năm 89, khi gia đ́nh Quỳnh lập hồ sơ đi Mỹ theo diện H.O, bố Quỳnh do không muốn trục trặc giấy tờ nên đă ra thông báo rằng: “Nếu đứa nào muốn đi Mỹ th́ không được có chồng!” Chao ôi, niềm hy vọng được đến nước Mỹ tự do c̣n lớn hơn cả ước mơ một mái gia đ́nh riêng, cho dù cả năm đứa con gái nhà Quỳnh đang trên đường về ngă chiều. Chị em Quỳnh hăm hở chờ đợi, thế rồi do không có tiền đóng cho bộ ngoại vụ để được lên danh sách H.O sớm, nên thời gian chờ đă kéo dài hơn sự trông ngóng của cả nhà… Thanh, em gái kế Quỳnh không chờ được đành cất bước theo chồng, (sau này nó bị ở lại Việt Nam). Bốn đứa c̣n lại nhất định chờ.

       Sau hơn sáu năm kiên tŕ chờ đợi, gia đ́nh Quỳnh đă đến được xứ cờ hoa tự do. Điều làm bố Quỳnh vui hơn hết là ở đây không có chế độ “hộ khẩu” ràng buộc, không có những thủ tục tŕnh báo “tạm trú” hay “thường trú” rườm rà. Trong thời gian đầu, nhà Quỳnh lúc nào cũng nườm nượp khách đồng hương đến thăm.  Bố càng vui hơn. Nhất là nhóm thanh nhiên trẻ nhiệt t́nh bày tỏ giúp đỡ phương tiện di chuyển. Thanh niên ngày càng đến đông v́ họ ṭ ṃ muốn xem mặt bốn cô con gái với một ông già H.O. Chưa kể đến sự thăm viếng của những vị cựu sĩ quan sồn sồn cỡ tuổi “trẻ mới qua mà già chưa tới” cũng sang diện H.O như gia đ́nh Quỳnh, họ tự giới thiệu ḿnh c̣n độc thân???  với một bầy con đi ..ghép. Có ông, sau khi cho chị em Quỳnh một cái nh́n “say đắm” rất ư là ba mươi lăm đến nổi da gà đă trắng trợn hỏi rằng:

 “Ủa, nhà có đi ghép không vậy? Sao chị em nh́n không giống nhau ǵ hết”. Và c̣n cho nhận xét… “khích lệ”:

“Cô Quỳnh coi ngộ nhất trong mấy chị em đó há” Rồi ṭ ṃ tiếp:

“Thiệt là chưa ai từng lập gia đ́nh hết sao?”….

     Sau đó không lâu số thanh niên trẻ thăm viếng thưa dần, Quỳnh biết chắc rằng họ thất vọng v́ sự nghiêm khắc của bố Quỳnh, và cũng v́ 2 đứa lớn đă “già”. Chỉ trông vào hai cô em gái nhỏ, tuổi chưa đến ba mươi.  Những ngày nối tiếp, chỉ c̣n lác đác lại những vị cựu sĩ quan cấp úy thường tới lui tṛ chuyện với bố rất là…lâu.  Có khi họ c̣n mạnh dạn bước vào phía bếp để bắt chuyện với chị em Quỳnh một cách… lảng nhách. Câu hỏi thường xuyên không biết bao nhiêu lần vẫn là:

“Mấy chị em thiệt c̣n độc thân hết sao?” làm cho bố phải bực ḿnh lên tiếng:

-        Các chú ngồi đây chơi đi, mấy cháu đang bận tay cả mà các chú vào đấy làm ǵ.

Không ai hiểu cho chị em Quỳnh rằng dù hăy c̣n độc thân, lúc đó không phải là lúc để nghĩ đến chuyện t́nh cảm, mà trước hết là phải bắt đầu gầy dựng lại một cuộc sống mới trên đất nước mới…

       Trải qua ba năm ngắn ngủi trên đất Mỹ, mọi việc đă tạm ổn định. Quỳnh bắt đầu ước mơ về một mái ấm gia đ́nh với một đứa con, dẫu đă muộn nhưng vẫn cứ thích mơ. Niềm mơ ước vừa hé mở th́ chẳng may bố Quỳnh lại qua đời. Tang bố thêm ba năm nữa, ước mơ lập gia đ́nh dần dà tan biến. Quỳnh bắt đầu lo lắng cho hai đứa em gái nhỏ, lúc đó cũng sắp sửa lên hàng ba mươi. Em gái út Quỳnh th́ rất chăm học, chẳng màng ǵ đến chuyện quen bạn trai, học xong hai năm college về ngành Medical Assistant, có việc làm ở một clinic nhỏ gần nhà. Lương bổng cũng khá, nhưng nó lại không chịu an phận ở đó, chuyển sang ngành Medical Lab học thêm bốn năm. Vừa đi học, vừa đi làm, thấy em thức khuya dậy sớm đón xe bus dưới trời tuyết lạnh vất vả. Quỳnh thương em, cứ chạy quanh t́m mối này, mối nọ để gán ghép cho em ḿnh. Quỳnh cũng mong nhà có tiếng khóc trẻ thơ cho vui… Niềm mong ước đó đă chẳng đến được như ư Quỳnh muốn. 

    Thời gian như đi nhanh hơn khi tuổi đời ḿnh càng lớn, Quỳnh bắt đầu thấy chán công việc làm công nhân hăng xưởng, ngồi 8 tiếng đau lưng, mỏi mắt. Chán cái cảnh xếp hàng hâm cơm, ăn vội vă để vào làm tiếp. Chán những câu hỏi của mấy bà làm chung cứ thích ṭ ṃ vào đời sống riêng của người khác, cứ vẫn là những câu hỏi xoay quanh vấn đề lập gia đ́nh “Có chồng chưa?  Chừng nào lấy chồng, lớn rồi kén làm chi”, hay “Kiếm đại ông nào đi để có chỗ nương tựa”. Có bà c̣n mỉa mai thêm: “Chắc là có pốp lầm ǵ rồi mới ở không tới giờ này, chứ được tính th́ đă có người dzớt từ lâu rồi”. Không muốn nghe những lời cay chua đó, Quỳnh thường tránh ngồi cà kê  bên mấy bà VN vào giờ nghỉ, lại càng không la cà vào pḥng ăn khi có tốp thợ máy nam kéo ra. Những lúc đó, Quỳnh hay đi bộ dọc theo hành lang trong hăng và t́m một chỗ vắng ngồi một ḿnh. Nhờ đi lang thang như vậy mà Quỳnh đă vô t́nh gặp lại một người bạn cũ làm ở pḥng tài vụ. Trời ơi, Quỳnh vui biết là bao. Gặp nhau hai đứa mừng rỡ gọi nhau to đến nỗi làm mấy người đi bộ dọc theo hành lang phải trố mắt nh́n như một hiện tượng lạ lùng:

-        Tường Vy!

-        Trời ơi, Quỳnh

Bạn cũ làm chung một hăng, ở cùng một tiểu bang mà măi bây giờ mới gặp được nhau.

   Hồi c̣n ở VN, Quỳnh và Vy cùng làm việc ở trường mẫu giáo, Vy làm kế toán lương kiêm kế toán bếp, c̣n Quỳnh th́ dạy trẻ. Vy đi diện H.O trước gia đ́nh Quỳnh 5 năm. Sang Mỹ, Vy vẫn c̣n liên lạc với Quỳnh một thời gian ngắn rồi sau đó bặt tin. Vy đă đi học lại ngành kế toán bốn năm ra làm kế toán ở pḥng tài vụ của hăng này được hai năm. Câu thăm hỏi đầu tiên hai đứa cùng lên tiếng một lúc:

-        Lập gia đ́nh chưa?

 Quỳnh mạnh dạn lắc đầu trước, chờ câu trả lời của Vy để hỏi nó tiếp phần sau là: “Mấy đứa con rồi?” Nhưng nó cũng lắc đầu chán ngán:

-        Hăy c̣n pḥng không như Quỳnh thôi, tưởng sang Mỹ là gặp được kỹ sư, bác sĩ như người ta đồn hả, ai ngờ gặp dân “ǵ đâu” không à!

 Quỳnh cười hỏi lại:

-        Dân “ǵ đâu” là sao?

-        Quỳnh biết rồi c̣n làm bộ hỏi, ở đây có bao nhiêu chàng trai nói được chữ r rơ ràng, toàn là “con cá gô bỏ gổ”. Đánh bài với nhậu như ma, dính vào cho khổ thân.

-        Ừ, Quỳnh cũng thấy vậy, chỉ tội cho mấy đứa em ḿnh không t́m được người xứng đáng. À, mấy đứa em trai Vy có gia đ́nh chưa?

-        Chưa, quen con gái ở đây cũng khó lắm, mấy nàng chỉ thích cái mă thôi.

Quỳnh tiến thẳng vào đề:

-        Hay ḿnh làm suôi gia với nhau nhé. Quỳnh c̣n hai đứa em gái nhỏ, một đứa vừa xong Accounting hai năm, c̣n đứa út th́ đang học Medical Lab trên trường U…

Vy lắc đầu, ngắt ngang:

-        Thôi, thôi, mấy thằng em trai Vy lười biếng lắm, sang đây không thằng nào chịu đi học lại hết. Bây giờ c̣n tập tành bài bạc nữa ḱa. Vy rầu thấy mồ.  Tụi nó chắc chắn là không đứa nào xứng với em gái của Quỳnh rồi. Bây giờ tụi nó có sự chọn lựa riêng của nó. Ḿnh lựa cho nó không được đâu.

 Quỳnh thất vọng không nói tiếp được câu nào. Hoàn cảnh Vy và Quỳnh giống nhau ở chỗ hai đứa là con gái lớn, chỉ khác một điều; Vy dẫn đầu năm đứa em trai, không có em gái.  Ngược lại, sau Quỳnh là 4 cô em gái, không có em trai. Nhà Vy th́ khá giả, bố Vy cũng là sĩ quan cấp tá như bố Quỳnh, ông đi học ở Mỹ đến hai lần, ngày trở về  nước cũng là ngày mất miền nam. Ông bị tù đày ra bắc đến hơn mười năm… Tính Vy vui tươi, thích làm điệu, nên nh́n thấy Vy vẫn c̣n giữ được vẻ tươi mát trẻ trung Quỳnh không ngạc nhiên lắm. Nh́n bàn tay thon gọn của Vy với những móng dài sơn màu hồng thanh nhă, làn da mềm mại, trắng mịn. Chẳng như tay Quỳnh, gân guốc, khô rám... Quỳnh nghĩ xinh xắn như Vy mà c̣n ở vậy, th́ phận của ḿnh sao b́ được. Quỳnh nghe tiếng Vy hỏi:

-        Bộ Quỳnh không xài lotion sao, để da khô dữ vậy?

Quỳnh ấp úng:

-        Quỳnh …không biết xài loại nào, có lần xài thử Olay bị dị ứng đỏ hết mặt mũi sợ quá nên thôi.

Vy nói:

-        Để hôm nào Vy dẫn Quỳnh đi mall kiếm lotion của Clinic xài thử đi, hay là Lancome, họ có người chỉ cho ḿnh mỗi loại lotion thích hợp với da khô  hay da nhờn.  Quỳnh phải “tuốt” lại chút đi, trông bà sầu héo đến bắt chán à…

Quỳnh cười ngượng nghịu, tự nghĩ ḿnh làm đẹp cho ai bây giờ nhỉ, chắc đoán được ư nghĩ của Quỳnh, Vy dịu giọng lại:

-        Ḿnh phải biết tự làm đẹp cho ḿnh, cho cả cuộc sống của ḿnh th́ mới vui được. Nè, cho Vy số phone của Quỳnh đi, cuối tuần rảnh Vy gọi nói chuyện chơi, c̣n nhiều chuyện muốn nói với Quỳnh lắm. Ok.

 Hai đứa hí hoáy ghi số điện thoại cho nhau rồi tạm biệt.

              

(Còn tiếp)

Thiên Lư