Hoài Niệm Phan Châu Trinh 65

Phạm Vũ Thịnh

 

 

Buổi sáng sớm yên tĩnh. Gió mát từ khung cửa sổ nh́n ra vườn mang đến chút hương trầm-đinh thoang thoảng ngọt ngào. Cốc cà phê bốc khói. Vị cà phê Gold-Blend đậm đà quyện lẫn vị ngọt béo của sữa-đặc-có-đường. Trên bàn viết đă sẵn tập giấy trắng và cây bút-bi đen viền vàng quảng cáo cho hăng Oracle, c̣n mới tinh. Tập giấy trinh trắng chờ đợi. Cây bút sẵn sàng tuôn mực chất chứa bao lâu nay. Tôi đang chờ giây phút Huy Cận "sáng hôm nay hồn em như tủ áo, ư trong veo là lượt xếp từng đôi". Vài tháng nay từ khi bạn bè rủ viết cho Đặc san Phan Châu Trinh, đă có không biết bao nhiêu buổi sáng tôi đă chờ như thế. Chỉ cần những "ư trong veo là lượt" ấy "xếp từng đôi" bước ra là tôi sẽ gh́ chặt lấy mà ghim ngay xuống trắng trinh tập giấy kia với sẵn sàng bút mực ấy. Khổ nỗi, chưa bao giờ những ư ấy lại trong veo hay chịu xếp từng đôi cả! Mỗi ư chỉ lấp ló xuất hiện đơn lẻ, thấp thoáng như hơi sương mùa thu, và thập tḥ, e ấp như lá thư t́nh thứ nhất. Có lúc vẩn vơ trong trí sau khi đă tắt đèn đi ngủ, có lúc chen ngang vào suy tính trong việc làm, lúc nào cũng chỉ lưu lại chút hoài niệm êm đềm phảng phất đâu đó rồi tan biến đi mất. Cốc cà phê giờ đă cạn, ngày cũng già đi. "Chả lẽ ôm cầm chờ đợi măi". Thôi th́ cứ tóm được ư nào lại ghi ngay xuống, rồi buộc lại sơ sài những ư tản mạn nầy mà nộp bài, gọi là đóng góp trong ṿng khả năng. "Cũng liều nhắm mắt đưa chân, thử xem ngọn bút xoay vần đến đâu".

Khoảng thời gian 1958 - 1965 ấy, thi đậu vào lớp Đệ thất trường trung học Phan Châu Trinh đă là giấc mộng lớn của tất cả các học sinh tiểu học toàn thành phố Đà Nẵng và các vùng phụ cận. Trong khắp thành phố Đà Nẵng to rộng và phát triển, trường Phan Châu Trinh là trường trung học công lập duy nhất, và trong nhiều năm qua, đă nổi tiếng khắp miền Trung về những thành tựu học vấn và giáo dục. Lứa chúng tôi từ ngôi trường tiểu học Trần Quốc Toản nhỏ bé đă có được NV Hưng, TV Hùng, tôi, HH Thi và có lẽ vài bạn nữa, đậu vào Đệ thất Phan Châu Trinh với thứ hạng khả quan. Đời học tṛ trung học của tôi đă bắt đầu thuận lợi như thế, chan ḥa niềm vui mừng hănh diện của gia đ́nh, trường học, bạn bè và cá nhân.

TV Hùng và tôi là bạn thân từ lớp Ba tiểu học. Thời ấy, Hùng c̣n ở gần Cổ viện Chàm, đă có nhiều buổi sáng, tôi đến rủ Hùng đi học, rồi đi ngược chiều lại để đến trường. Ba má Hùng thương quư tôi như là một người anh em trai của Hùng. Ngày ấy, tôi đă được chia với Hùng rất nhiều thứ, đặc biệt những trái hồng ép khô ngọt đậm, tṛn dẹp, có chút phấn đường trắng, và đă được xem những nét khắc kỹ xảo của chiếc gạt tàn thuốc kim loại có tranh thủy mặc và bọt nước nổi bên trong.

Lên đến lớp Nh́ ở trường Trần Quốc Toản th́ Hùng và tôi có thêm bạn NV Hưng. Thầy dạy hiền ḥa khả kính của chúng tôi năm ấy là ông của người bạn học xinh đẹp NTP Khánh, sau nầy là một khuôn mặt và giọng hát vang bóng một thời Phan Châu Trinh. Lớp chúng tôi c̣n có HH Thi là con của Kỹ sư HH Lập, Giám đốc của trường Trần Quốc Toản (sau trở thành trung tiểu học Tân Thanh) và là chủ hiệu Radio Trung Tuyến. Hưng, Hùng và tôi tranh đua kịch liệt các thứ hạng cao nhất trong lớp, nhưng chúng tôi vẫn là bạn thân thiết và nể trọng nhau. "Chim có bạn cùng hót tiếng hót mới hay, ngựa có bạn cùng đua nước đua mới mạnh". Cuộc tranh đua ấy lên đến trung học vẫn tiếp tục trực tiếp trong các lớp đệ nhất cấp Thất 2 đến Tứ 2 mà chúng tôi học chung lớp, và gián tiếp ở đệ nhị cấp khi đă chia qua các ban A và B, cho đến kỳ thi Tú tài Toàn phần. Trong suốt bao nhiêu năm học chung ấy, cho đến cả ngày nay, tôi tin rằng chúng tôi quư mến và nể trọng nhau, một phần cũng nhờ quá tŕnh tranh đua lành mạnh ấy. Ngày nay, TV Hùng và NV Hưng là những Tiến sĩ Khoa học có những công tŕnh nghiên cứu tầm cỡ.

Các lớp Đệ thất Phan Châu Trinh là tập hợp của những học sinh ưu tú khắp Đà Nẵng và các vùng phụ cận. Trong mắt những đứa học sinh mới đến từ các trường tiểu học nhỏ bé, th́ đấy là cả một thế giới mới. Chúng tôi đă vui thích trong ngỡ ngàng được tiếp cận với những điều mới lạ. Khuôn viên trường trông to rộng hơn, các ṭa nhà, pḥng học trông to lớn hơn rất nhiều. Ngay cái thời khóa biểu cũng đă lạ rồi. Khác với hồi tiểu học mỗi năm chỉ học với một thầy cô duy nhất, từ Đệ thất, mỗi tiết học thường là một thầy cô khác. Lại có những tiết học phải đổi qua pḥng học khác nữa. Những lúc đổi pḥng, tha hồ tụi tôi vừa đi vừa đùa giỡn, cười nói, như được bước ra khỏi pḥng học tù túng, căng thẳng là dịp ưỡn ngực hít thở không khí tự do. Giờ Vẽ của Thầy PH Khánh và giờ Nhạc của Thầy HB Sơn là những giờ phải đổi pḥng học như thế. Bây giờ ngẫm nghĩ lại, tôi hiểu được rằng chúng tôi đă rất may mắn được học với hai bậc thầy của các ngành nghệ thuật đó.

Thầy PH Khánh dạy chúng tôi môn Vẽ. Lần đầu tiên, tôi được tiếp xúc với các dụng cụ của họa sĩ như giấy croquis, bút than, bút màu, ... Hoàn toàn không biết ǵ về Hội Họa, tôi bắt đầu bằng các bài học về cách dùng bút ch́, thước kẽ, tiến dần lên các bài học về trang trí, các kiểu đường viền, các hoa văn trong kiến trúc gothic, Hy Lạp, La Mă, Trung Hoa : chữ Vạn xuôi, chữ Vạn ngược; các mẫu chữ trang trí, cách vẽ h́nh 2 chiều, 3 chiều, vẽ phối cảnh, ... Trong mắt chúng tôi ngày đó, Thầy có cái ngoại h́nh của một ông Tây, cao lớn, da dẻ trắng hồng hào, có lúc có thêm bộ râu quai nón nữa. Giống như h́nh ảnh của các họa sĩ Pháp mà chúng tôi thấy trong tranh ảnh, Thầy cũng hay đội mũ béret bằng dạ xám hay nâu. Tôi nghe nói rằng Thầy đă từng du học về Hội Họa ở Pháp. H́nh dáng của Thầy rất ăn khớp vào khung cảnh sinh hoạt nghệ sĩ ở xóm Montmartre ǵ đó của Paris. Thầy Khánh rất hiền và thương học tṛ. Thầy đối xử với học tṛ gượng nhẹ bao dung như lối đối xử của một người cha, ông trong gia đ́nh. Tôi chưa từng nghe, thấy Thầy la mắng ai bao giờ, mặc dù lớp chúng tôi cũng không hiếm những tay phá như quỷ. Giọng nói của Thầy trầm, ôn tồn, ḥa nhă. Thầy Hiệu Trưởng, các thầy cô, thầy Giám Thị đều kính mến Thầy, một phần v́ Thầy lớn tuổi, phần khác v́ nể trọng sự lịch duyệt, tài năng và sự ḥa nhă của Thầy. Học tṛ tụi tôi rất thoải mái trong giờ học với Thầy. Cũng có nghịch phá nhưng không có đứa nào đi quá trớn đến mức hỗn láo với Thầy, v́ ai cũng kính nể và thương mến Thầy. Tôi không nhớ có anh chị nào xuất sắc về môn Vẽ không, chỉ nhớ không có ai bị điểm dưới trung b́nh cả. 40 năm qua, chắc chẳng có ai trong chúng tôi thành họa sĩ chuyên nghiệp, nhưng ai cũng biết yêu chuộng cái đẹp ḥa b́nh của tranh ảnh.

Thầy HB Sơn dạy chúng tôi môn Nhạc. Thầy là tác giả của bài Hiệu Đoàn Ca Trung Học Phan Châu Trinh tuyệt vời, được yêu mến và ghi nhớ qua bao nhiêu thế hệ học tṛ của trường. Tôi chưa được nghe một bài Hiệu Đoàn Ca nào đầy nhạc tính và ư nghĩa hơn bài Hiệu Đoàn Ca Trung Học Phan Châu Trinh, bi thiết mà hùng tráng, uyên áo như một bài học lịch sử mà phấn khích như một hồi kèn thúc quân. Thầy đi khỏi trường rất sớm nên lớp chúng tôi là một trong số rất ít lứa học tṛ có được vinh hạnh học Nhạc với tác giả của bài Hiệu Đoàn Ca. Thầy Sơn hơi gầy và khuôn mặt hơi nhọn. Thầy nghiêm nghị, ít cười, nhưng không khắt khe đối với học tṛ. Chúng tôi học về các khoá nhạc, các nốt nhạc, cung, nửa cung, các dấu lặng, các âm giai, nhịp 2, 3, 4, hoà âm Do trưởng và La thứ. Bài hát nhập môn Thầy dạy chúng tôi là bài Hồ Sen mà Thầy bắt phải đánh nhịp, xướng âm và hát :

Do mi sol mi fa sol la sol Do sol si si la sol fa mi
Mi re do re mi re do sol Re mi fa si do re si do
Đầu làng tôi là hồ sen ngát thơm Hoa lồng nước lá xanh chen nhụy vàng
Bướm khoe ḿnh trên cánh hoa hồng thắm Thuyền thấp thoáng ngoài xa lúc chiều đưa

Tụi tôi học Nhạc rất thoải mái, dĩ nhiên không phải v́ cả bọn đều có năng khiếu, nhưng có lẽ v́ giờ Nhạc là giờ duy nhất mà đứa nào cũng có thể ḥ hét mà không bị la rầy ! Giờ Nhạc chúng tôi hát ḥ rất nhiệt t́nh, quá mức mong muốn của Thầy. Cho đến nay, tôi chưa nghe nói có ai trong chúng tôi trở thành ca nhạc sĩ chuyên nghiệp cả, chỉ biết có nhiều người đang là ca sĩ ... Karaoke. Dù sao, tôi cũng tin rằng Thầy Sơn sẵn ḷng tha thứ cho đám học tṛ, ngày xưa chỉ làm khổ thính giác của mỗi ḿnh Thầy, ngày nay đang làm khổ lỗ tai rất nhiều người trong nước và ngoài nước.

Hai năm đầu, chúng tôi được học Việt văn và Hán văn với Thầy NT Hối. Thầy dáng người nhỏ, hay mặc quần áo thẩm màu, và nổi tiếng có nụ cười ... đau khổ. Thầy thường có nét mặt nghiêm nghị, rất ít khi cười, có lẽ v́ thế nên khi Thầy cười, nét cười không quen chỉ kéo lệch môi một thoáng, trông như nét nhăn mặt. Thầy giảng Việt văn rất hay, và chữ Hán Thầy viết cho chúng tôi cũng rất đẹp. Đến cuối khoá Hán văn, Thầy bắt đặt câu với chữ "" là "sao, nào" tôi nhớ đă nộp câu ngắn gọn "Hà nhân vô kỵ" đinh ninh có nghĩa là "Có người nào mà không nghi ngờ", nhưng không được Thầy phê, nên đến nay vẫn c̣n nghi ngờ không biết câu chữ Hán đầu tay của ḿnh ấy có đúng hay không. Hiện nay, Thầy ở Mỹ, hoạt động tích cực trong lănh vực văn học. Tôi đă được đọc tác phẩm "Trong Mê Cung" của Thầy.

Những năm tôi học ở Phan Châu Trinh đă có nhiều tác phẩm văn chương của các giáo sư trong trường xuất bản, và cuối năm học, trong phần thưởng của học sinh thế nào cũng có vài cuốn ấy. Học sinh chúng tôi rất tán thưởng và hănh diện về việc các giáo sư của ḿnh cũng là những tác giả văn học nghệ thuật, và quả thật các tác phẩm nầy đă phản ảnh được những tâm t́nh của giới học vấn địa phương trong hoàn cảnh xă hội ngày ấy. Thầy TĐ Hoàn dạy Việt văn đă có tập truyện "Nỗi buồn ngày tháng cũ" với bút hiệu Trần Nhất Hoan. Thầy TĐ Tăng với bút hiệu Trần Hoan Trinh đă có thi tập "Tôi khóc Em cười" nổi tiếng, cho đến bây giờ vẫn c̣n được giới học tṛ của Thầy yêu chuộng. Bên trong những lời giảng Toán minh triết, gọn gàng, rành rọt đến tưởng như khô khan, vẫn tiềm tàng những tâm t́nh sôi nổi, thiết tha, ướt át. Thầy TĐ Quân dạy chúng tôi Việt văn và Công dân Giáo dục. Học tṛ thích đến thăm Thầy để nghe Thầy nói chuyện về văn chương và âm nhạc. Bấy giờ Thầy đă nổi tiếng với bản nhạc "Khúc T́nh ca Xứ Huế" với bút hiệu Trần Đại Mỹ. Những lời ca, âm điệu áo năo, uyển chuyển ấy sẽ c̣n măi với Huế như một miền thùy dương ngơ ngẩn mỗi hoàng hôn trong niềm nhớ tiếc những mối t́nh không được đền đáp.

Văn thơ cũng rất được ưa chuộng trong giới phụ huynh học sinh. Một vị phụ huynh nổi tiếng là Thi sĩ Thái Can, cũng là vị Bác sĩ khám sức khoẻ cho học sinh mới vào lớp Đệ thất. Đo đạc kích thước thân thể, thử phản ứng đầu gối, đặc biệt kiểm cả bộ phận truyền giống của nam sinh chúng tôi, làm đứa nào cũng nhột mà không dám cười v́ Bác sĩ rất nghiêm. Ông là nhà thơ nổi tiếng toàn quốc, được nhắc nhở và tán thưởng trong "Thi Nhân Việt Nam" của Hoài Thanh, Hoài Chân. Ông để lại rất nhiều thi phẩm giá trị, rất tiếc tôi chỉ nhớ được hai câu "Em về điểm phấn tô son lại, Ngạo với nhân gian một nụ cười".

Những năm trung học của tôi êm đềm trôi qua, như lời thơ của tác giả nào đó rất tiếc tôi không nhớ tên :

"Ôi sung sướng là thời gian cắp sách
Ôi vui tươi là lúc hăy c̣n thơ
Đời đẹp đẽ như trong một giấc mơ
Và thắm đượm như một mùa xuân mới
Có những lúc hồn nhẹ nhàng phơi phới
Cũng đôi khi nặng trĩu bởi lo âu
Nhưng một khi bài đă thuộc làu làu
Lo lắng biến, nhường phần cho vui vẻ
Ôi những phút đời vô cùng đẹp đẽ
Những chuyện vui, rồi những chuyện vui theo
. . . . . . . . . . .

Quên làm sao, tuy dĩ văng xa xôi
V́ đây là những kỷ niệm của thời
Thời cắp sách, thời vô ngần trong sạch" . . . . . .

Phần lớn chúng tôi là những đứa học tṛ chăm học, kính trọng Thầy Cô, thân yêu bè bạn. Đời sống học tṛ ngày ấy c̣n đơn giản. Đồng phục mỗi ngày đi học : ngày thường th́ áo sơ-mi trắng, quần dài xanh, thứ hai là ngày chào cờ th́ áo trắng, quần dài trắng. Các chị th́ ngày thường áo dài trắng, thứ hai áo dài thiên thanh. Áo sơ-mi bằng vải thường, hay popeline trắng, quần vải xi-ta xanh đậm. Hai năm cuối trung học, tôi mới có được áo sơ-mi màu, áo ca-rô và quần dacron, tergal đen để mặc đi chơi. Có một thời áo đi học có gắn thêm huy hiệu Hiệu Đoàn Phan Châu Trinh có h́nh ngọn lửa, cây viết trên cuốn sách mở ra, c̣n th́ chỉ có bảng tên hoặc tên thêu chỉ xanh trên túi áo bên trái. Sách học th́ dùng lại của các anh chị lớn, hoặc mua ở khoảng đầu năm học, theo chỉ thị của giáo sư phụ trách môn học. Anh em tôi mua sách phần lớn ở nhà sách Nguyễn Hữu Uẩn. Những cuốn sách mới toanh, thơm mùi giấy mới, mực mới, và hứa hẹn những kho tàng tri thức. Vở th́ những năm mới vào Phan Châu Trinh, tụi tôi dùng loại vở ngoài b́a có h́nh con gà, giấy thô hơi sẩm màu, mấy năm sau chuyển qua "vở Xích lô" b́a có h́nh xe xích lô, giấy trắng và tốt hơn. Tụi tôi giữ vở cẩn thận, viết chữ nhỏ để dùng vở được lâu. Các đề mục lớn hay các công thức được đóng khung tô màu khác nhau cho đẹp và dễ nhớ. Tôi không nhớ được cái cảm giác Thanh Tịnh "trong ḷng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học", chỉ nhớ mỗi kỳ khai giảng năm học mới, tụi tôi có nghi thức lấy giấy bao từng cuốn sách mới, cuốn vở mới, dán nhăn vở -ngày ấy c̣n gọi là ê-ti-kết- rồi khoan khoái nh́n chồng sách vở mới tinh khôi, bao mới, nhăn mới, sẵn sàng, như ḷng ḿnh thật mới, sẵn sàng đón nhận những kiến thức mới, cao hơn. Giấy bao vở những năm đầu trung học là loại giấy gương -giấy kính- bóng, trong, màu sắc khác nhau để phân biệt các môn học. Môn nào thích th́ chọn màu ưa thích mà bao trước. Những năm về sau th́ giấy bao thường là các trang báo Thế giới Tự do, cũng láng mà không tốn tiền, lại có h́nh và các bài viết có khi cũng hay ho. Tôi nhớ đă đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ của Lưu Trọng Lư có những câu "Mưa chi mưa măi, ḷng nhớ nhung hoài, mà biết nhớ nhung ai, trăng lặn về non không trở lại" trên giấy bao của cuốn vở Hóa học năm Đệ tam. Những ngày đầu năm học cho tôi cảm giác tươi mới của mọi thứ tinh khôi như thế, cùng với các bạn học trở lại trường với những khuôn mặt hớn hở, hy vọng và sẵn sàng.

Ngày ấy, bút bi, c̣n gọi là "bút nguyên tử", chưa thịnh hành lắm. Đó là thời mà xe hơi c̣n gọi là "xe điện", xe đạp là "xe máy", xe gắn máy là "xe b́nh bịch" rồi tiến thêm một bước thành "xe máy dầu", và máy h́nh c̣n là "cái bàn h́nh". Tốt nghiệp xong loại viết lá tre chấm mực phải thay ng̣i khi bị rè, tụi tôi đổi sang viết máy, trong ruột là một ống cao su bóp lại để hút mực, từ các b́nh mực hiệu Pelican, ... Thông thường tụi tôi dùng mực xanh đen -blue black-, hay xanh đậm. Một vài bạn đến tuổi yêu đương như NV Hưng, LH Đức, và một số đông các nữ sinh, th́ dùng mực màu tím. Có một dạo, xuất hiện loại viết máy Kaolo ng̣i tṛn có những đường xoắn ốc dẫn mực, cầm viết bề nào cũng viết được, nhưng kết cuộc cũng không phổ biến bằng các loại viết ng̣i dẹp thông thường, trong đó "bút Parker" mà tụi tôi đọc là "Pa-ke" là được ưa chuộng nhất.

Các thế hệ cha ông của chúng tôi, đă phải khổ công tập tành lối viết cổ điển đều đặn của các trường tiểu học Pháp, nên các vị viết chữ rất giống nhau, rất đều và rất đẹp. Đến thế hệ tụi tôi th́ trăm hoa đua nở trên vô số các lối chữ viết khác nhau. Thầy Cô tụi tôi không đến nỗi phải thanh tra chữ viết của học tṛ, nhưng con mắt mô phạm của các vị cũng khó mà tưởng lệ những dạng chữ viết đi quá xa dạng b́nh thường ít nhiều mô phỏng lối viết đều đặn, cân đối của các thế hệ cha ông. Bạn NP Duyên thường th́ cũng chịu khó chăm sóc chữ viết, nhưng có lần v́ mỏi tay, buồn ngủ hay thiếu giờ ǵ đó, đă phóng bút ... tài hoa đến độ bị Thầy PV Dật dạy Việt văn hài tội là "chữ viết như chữ Bác sĩ kê toa". Tuy thế vẫn c̣n dễ đọc hơn chữ viết của NĐ Thống. Tay nầy viết chữ nhỏ, dạng chữ xáo trộn không chữ nào giống chữ nào, những con chữ viết nhanh, như vết chân cào cào, châu chấu chi chít, vừa lôi kéo vừa đấm đá nhau chí choé trên các trang giấy.

NĐ Thống, LH Đức, L Hân là đám bạn thân hay rủ tôi đi chơi chung. Trừ mấy năm cuối bị chi phối bởi chuyện học thi, và h́nh bóng các cô bạn gái, c̣n th́ suốt các năm trung học, hễ có giờ rảnh, ngày nghỉ hoặc những giờ giáo sư bận hoặc bệnh không đến dạy, các bạn nầy và tôi thường đi đánh bóng bàn và thụt bi-da với nhau. Mỗi người có một thủ pháp không ai giống ai, trong cách đánh, đỡ, xoáy, tiêu bóng bàn, hay lối cầm cơ, lót tay, nhắm, thụt bi-da. LH Đức thường thắng các trận bóng bàn, L Hân là người cao cơ bi-da nhất đám. Chúng tôi mê mải trong cái hào hứng của tṛ chơi, vẻ đẹp của những đường banh ảo diệu hay vũ băo, những ép-phê xuôi, ngược trên mấy trái banh ngà. Chúng tôi đă chia nhau rất nhiều ly xá-xị, ly chè ngon ngọt, mát rượi những ngày hè oi bức, hay những cốc cà-phê bốc khói, những chén chè ấm nóng những ngày lạnh lẽo mùa đông. Chia luôn cả tiền thuê bàn, và tiền kư sổ ở cô Lan xinh xắn có đôi mắt hạt nhăn, con ông Ba Bụng chủ bàn.

LH Đức giỏi thể thao, thụt bi da điệu nghệ, và có những cú "tiêu" bóng bàn vũ băo. Đức lại hào phóng, có lẽ là người "giàu" nhất trong đám nên hay đứng ra chi tiền bàn cho cả bọn. Đức xứng đáng trong vai tṛ lănh đạo tụi tôi c̣n v́ anh to con nhất và tuổi đời lớn hơn các bạn khác vài tháng. Đức tập thể dục thẩm mỹ đều đặn nên thân thể nở nang, các bắp thịt ngực và cánh tay nổi phồng lên rất đẹp. Thật ra th́ tụi tôi đứa nào cũng đă có lần tập thể dục thẩm mỹ, chỉ khác Đức ở chỗ tụi tôi tập không đúng cách và không đều nên chỉ nở thêm phần bụng, hay tóc!

Đức to con nhưng hiền hậu, không dùng sức mạnh để áp đảo ai bao giờ. Anh là người can ngăn bạn bè khi có những đôi co, tranh chấp. Anh xốc vác, hay đứng mũi chịu sào, sẵn ḷng giúp đỡ bạn bè. Đức vui tính, có nụ cười cởi mở, nhiệt t́nh. Đức hơi hô răng nên hay lấy tay che miệng khi cười, mà Đức lại hay cười. Thật khó quên nụ cười rạng rỡ của Đức khi đánh được một cú banh tuyệt vời! Đức trưởng thành sớm nhất trong bọn, là người đầu tiên để ư đến các cô, và từ đó, sửa soạn kỹ mái tóc, quần áo và nhân dáng của ḿnh. Đức người vạm vỡ mà lại viết chữ rất nhỏ và đặc biệt chữ viết của Đức nghiêng ngược lại với chiều nghiêng thông thường. Thay v́ ngă chúi về phiá trước, chữ viết của anh nghiêng về phía sau lưng.

Nhà Đức ở trong cư xá Hiến Binh trên đường ra băi biển Thanh B́nh. Tụi tôi hay đến rủ Đức đi chơi, đôi khi thấy Đức đang cử tạ, ngực trần nở nang sáng bóng trong ánh nắng, và nụ cười rạng rỡ. Đức có nhiều em, em nào cũng có khuôn mặt sáng sủa và miệng cười tươi tắn dễ thương.

Tụi tôi không ai hiểu tại sao Đức lại đăng lính, và sau khi ra trường, đi trận và mất rất sớm. Lớp chúng tôi đă đóng góp cho cuộc chiến tranh khốc liệt Việt Nam nhiều người lính. Lê Hữu Đức đă như Kinh Kha một đi không trở lại. Anh đă tử trận ngay trong lúc bạn bè của anh c̣n mải mê sách đèn bài vở trong cuộc sống an lành ở thành phố. Trong chiến tranh Việt Nam, Lê Hữu Đức đă trở thành một anh hùng vô danh. Trong tâm tưởng của bạn bè, anh vẫn là người bạn tốt điển h́nh của thời cắp sách, thời của hoa phượng đỏ và lưu bút ngày xanh.

Tôi chia sẻ với NĐ Thống nhiều kỷ niệm học thi. Trong những tháng học thi Tú Tài Một và Tú Tài Hai, hầu như tôi có mặt thường trực ở nhà Thống trên đường Đống Đa. Bố mẹ Thống xem tôi như con cái trong nhà, các em Thống xem tôi không khác ǵ một người anh ruột. Ba Thống, bác N Kế, Thầy Giám thị nghiêm nghị mà học tṛ Phan Châu Trinh ngày ấy rất nể sợ, thật ra là người rất hiền từ, có ḷng với học tṛ. Tâm t́nh Thầy gắn bó với Trường, vui mừng khi học tṛ Phan Châu Trinh thành đạt và buồn rầu khi học tṛ Phan Châu Trinh vấp váp. Những ngày tháng học thi ấy, tôi sống ở nhà Thống, ăn tối, học bài chung với Thống, hầu như chỉ về nhà để lấy quần áo, vật dụng mà thôi. Các em Thống rất ngoan, học giỏi, thích nói chuyện, đùa giỡn với hai ông anh, nhưng cũng biết giữ yên lặng tuyệt đối cho pḥng học thi, khi hai ông anh bắt đầu ngồi vào bàn, tụng kinh nghĩa. Chuyện học thi của tụi tôi được xem là ưu tiên trong những thời gian ấy. Hai đứa tôi chiếm trọn một pḥng học, sách vở đầy bàn, dùi mài kinh sử ở đấy đến khuya. Tôi suưt bị lên "ghế điện" ở đấy, khi chân chiếc ghế khung sắt tôi đang ngồi, đè lên sợi dây điện kéo dài đến cây đèn trên bàn học, vành chân sắt cắt sâu vào lớp nhựa bọc ngoài chạm đến sợi dây đồng bên trong. Cũng may là tôi chỉ bị một cú giật nhảy đựng trên ghế mà thôi.

Nhà Thống ở gần biển Thanh B́nh nên có gió mát. Buổi tối, sau khoảng hai, ba giờ vùi đầu vào sách vở, hai đứa đi dạo trên đường Đống Đa, trời trong gió mát. Nhiều hôm thấy dưới cột đèn đường sáng trưng có người ngồi đọc sách, có vẻ cũng là sĩ tử học thi như tụi tôi. Không biết đọc sách dưới đèn đường như thế có hiệu quả ǵ không, chỉ thấy có vẻ ǵ lăng mạn, hay hay, hợp với tuổi học tṛ. Tụi tôi cũng thử mang sách ra học dưới đèn đường như thế, nhưng thực tế là chỉ đọc đâu được 1, 2 trang sách là bắt đầu bực ḿnh v́ muỗi cắn hay phù du bay vào mặt, vào sách, nên đành trở về ngồi vào bàn học cho chắc ăn.

Sân trước nhà Thống có 5, 6 cây ổi xá-lị trái to và ngon. Ngồi học một hồi mỏi lưng, lại ra leo cây hái ổi ăn, hoặc ngẩng mặt nh́n trời qua kẽ lá, cũng thú vị. Kết quả thi cử của tụi tôi khả quan, có lẽ cũng nhờ những yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân ḥa ấy.

Thống với tôi c̣n có rất nhiều buổi chiều song song đạp xe xuống dốc Cầu Vồng, gió thổi phồng áo và bay tóc phất phới, rất nhiều buổi trưa qua phà sông Hàn sang mượn sách Thư viện Sư Đoàn 2 bên Mỹ Khê, đi suốt con đường cát biển bỏng chân dưới nắng chang chang, gió biển luồn qua những cành thông reo vi vút. Ngày nay, NĐ Thống là Giám Đốc sáng lập hăng điện tử Tiến Đạt rất thành công trong kỹ nghệ âm hưởng ở Việt Nam.

Với L Hân th́ tôi không học thi chung, chỉ thường trao đổi sách vở môn Pháp văn, Việt văn, Toán, và trao đổi thông tin về hai cô bạn khác lớp. Nhà L Hân ở gần sân vận động Chi Lăng, trong con đường nhỏ, gần góc đường có pḥng học mà hai cô bạn cùng lứa ấy thường có những buổi học chung. Hân là hàng xóm mà cũng là bạn trai của một cô, và cô kia th́ giọng Huế uyển chuyển thánh thót đă gieo những âm hưởng ngọt ngào trong tai tôi. Hân và tôi mỗi khi đi ngang góc đường ấy, lại nh́n qua khung cửa sổ gần hàng rào không đủ cao, thấy các cô chăm chỉ ngồi học với nhau, trông rất dễ thương. "Em ngồi mở vở nhớ ai, tóc thơm nghiêng xuống bờ vai th́ thầm" (Thơ Lê Hân). Cho đến một hôm, bàn học ấy có thêm một khuôn mặt con trai.

Những vấn vương thời học tṛ như thế, có lẽ cậu học tṛ nhỏ nào cũng có. Huống chi Trung học Phan Châu Trinh đă nổi tiếng là nơi có nhiều nữ sinh có tấm nhan sắc "ch́m đáy nước cá lờ đờ lặn, lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa", mà tên họ đă rủ nhau đi vào ... văn học sử! Mà cũng v́ rất nhiều sĩ tử tập trung theo đuổi các bóng hồng nầy nên đại đa số những vương vấn thời học tṛ ấy đă chỉ là ảo vọng. Biết thế nhưng vẫn không ngừng dệt mộng. Có nhiều cậu c̣n dành nguyên cả một năm Đệ tam được xem là "năm xả hơi" kẹp sau năm thi Trung học Đệ nhất cấp và trước năm thi Tú tài Bán phần, để nghiền ngẫm văn chương và chiêm ngưỡng các cô, thời ấy gọi là đi "nghễ". Chữ nầy nghe nôm na như thế nhưng sau nầy tôi tra tự điển Hán Việt Thiều Chửu mới biết đó là chữ Hán, mă Unicode 7768, có nghĩa là "nghé trông, liếc"! Hoá ra "nghễ" là một công tác truyền thống từ đời xưa, và đến thời chúng tôi lại có thêm tính văn hoá cao và … nghiêm túc! Ngày ấy địa điểm cho học sinh thực hiện công tác "nghễ" nầy là các hiệu Chè Ngă Năm, Kem Diệp Hải Dung, các quán xá gần Chợ Hàn, đường Bạch Đằng, ... Nói chung th́ có ngắm nghía bao nhiêu, có trồng cây si cổ thụ lâu năm đến đâu th́ phần nhiều cũng chỉ một chiều, chỉ có hiệu quả phụ là có thêm nhiều người ham thích thơ văn ngoài chương tŕnh học. Như có mấy cậu thích một cô tên Hoàng mà không làm quen được người đẹp, hay kháo nhau câu thơ Kiều "nay Hoàng hôn đă, lại mai hôn Hoàng" rồi cười khoái chí với nhau. Cũng may là các cậu ấy thích cô nầy thấy không đi đến đâu lại nhảy sang thích cô khác, mà chẳng ai bị đau đớn hay thương tích ǵ. Có lẽ cũng nhờ các cậu thấm nhuần thuyết Hiện sinh thời thượng ngày ấy được tung hô trên các tạp chí Sáng Tạo, Thế Kỷ Hai Mươi, luyện cho ư thức về cuộc đời buồn nôn, không có ǵ đáng trọng thị cả. Đó là thời kỳ Thanh Tâm Tuyền, mà Văn Nghệ Tiền Phong đă nhại rằng "có người cầm súng bắn vào đầu, đạn nổ nhịp ba, không chết". Đạn nổ nhịp ba vào đầu c̣n không chết, th́ nhằm nḥ ǵ một bóng hồng ngoảnh mặt làm ngơ !

Mà đâu phải chỉ đi "nghễ" mới thấy được người đẹp. Đọc sách thấy câu "Thư trung hữu nữ nhan như ngọc" - trong sách có người con gái mặt đẹp như ngọc - đến khi được LM Trùy cho xem mấy tờ Playboy, mới thấm thía rằng cổ nhân nói không có lời nào sai, quả thật trong sách có những người con gái thật đẹp, mà không phải chỉ khuôn mặt mới đẹp như ngọc mà thôi, ...

Bóng hồng trong lớp chúng tôi cũng không thiếu, nhưng phần lớn nam sinh tụi tôi là đám con nít loi choi, được các chị xem như em út trong nhà. Vào tuổi ấy, con gái thường có ư thức trưởng thành hơn con trai, nên với các chị bạn cùng lớp : LTK Cần, LTK Trinh, TT Diệp, PT Thu, NT Huế, PT An, PT Diên, LB Ty, TN Hoa, HTN Hoa, ..., chúng tôi chỉ có kư ức về sự hiền ḥa, dịu dàng, chịu khó, ân cần của các chị mà thôi. Dĩ nhiên, các anh lớn trong và ngoài lớp th́ hẳn là đă có những t́nh cảm rộn ràng, tha thiết, dâng hiến, hy vọng hay tuyệt vọng, ... đối với các chị bạn trong lớp chúng tôi, nhưng chẳng ai thèm thổ lộ làm ǵ với tụi đàn em nầy cả.

Lên trung học đệ nhị cấp, học sinh phải chọn các ban : A - Vạn vật, B - Toán, C - Sinh ngữ. Ban B - Toán chịu tiếng là khô khan và khó khăn, nên trong lớp B1 - B Pháp văn sinh ngữ chính - của chúng tôi năm Đệ tam chỉ c̣n 4 bóng hồng LTK Trinh, TT Diệp, NT Huế, PT An, rồi đến Đệ nhất th́ chỉ c̣n được một bóng hồng duy nhất, là chị PT An, hoa lạc giữa rừng gươm. Chị An đặc biệt không phải chỉ v́ thế. Chị học giỏi, xinh đẹp, ứng đáp thông minh mà lại không kênh kiệu. Chị được ḷng cả bạn gái lẫn bạn trai cùng lớp. Các anh trong lớp quư mến chị mà không ai dám sàm sỡ, bởi chị rất nghiêm trang. Hay có lẽ v́ thời ấy đă có chàng Tư Mă độc tấu bản Serenata của Tocelli dưới khung cửa sổ nhà chị ấy rồi.

Lên Đệ tam, tôi không c̣n phải tranh đua với NV Hưng và TV Hùng nữa, v́ hai bạn nầy chọn ban A. Tưởng thoát nạn, dè đâu đụng đầu ngay với VN Long từ đâu nhảy vào lớp B1 chúng tôi! Người trông cao ráo, ít nói, có nụ cười hiền hậu, điểm nốt ruồi duyên, ai ngờ lại là một cây Toán danh trấn giang hồ. Riêng năm Đệ nhị, Long c̣n là học tṛ cưng của Thầy NN Thanh dạy Toán nữa. Năm 2001, tôi liên lạc được với Long, và qua Long, với Thầy Thanh. Thầy ở Mỹ, làm việc trong ngành Tin học. Thầy đă ưu ái gửi cho tôi một thư dài đầm ấm t́nh thầy tṛ, và tặng cho tôi tập nhạc "Huế Vẫn Ngàn Năm" của bạn Thầy là Thầy TT Lan dạy Anh văn ngày trước ở Phan Châu Trinh, tập nhạc mà Thầy Thanh đă viết lời giới thiệu rất trang trọng mà thân t́nh.

VN Long rời Phan Châu Trinh vào học Đệ nhất ở Petrus Kư, Saigon, rồi xong Dược khoa, vào quân đội, và có thời làm việc ở Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng, nơi Mẹ tôi đă làm việc trong rất nhiều năm. Sau những biển dâu của Việt Nam trong cuộc chiến, qua nhiều gian lao cải tạo, vượt biên, khó khăn nơi xứ người, hiện nay VN Long là một dược sĩ thành công và có uy tín ở Mỹ. Cây Toán năm xưa ấy, nay cũng c̣n là nhà thơ Vương Ngọc Long - Vương Hải Đà, đă tŕnh làng vài trăm bài thơ, tung hoành từ thơ chữ Hán, thơ tiếng Anh đến thơ tiếng Việt; từ cổ điển, lăng mạn đến siêu thực; từ Đường luật đến tự do; từ thơ t́nh đến thơ Thiền thơ Đạo. VN Long c̣n là nhà biên khảo về dược học, và văn học, đặc biệt là thơ cổ Trung Hoa. Có thể nói VN Long là nhà thơ có thơ được phổ nhạc nhiều nhất cổ kim đông tây, với hàng trăm bài thơ phổ nhạc đă công bố trên 6 CD, và các trang mạng toàn cầu. Các CD của Long thường có in hàng chữ "Thực hiện : Nhóm bạn Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh & Nữ Trung Học Đà Nẵng".

Thật ra, Long biết địa chỉ của tôi mà gửi tặng tập thơ đầu tay "Dấu Ngọc Ngà" của Long, là qua anh ĐV Cho, anh Trưởng lớp thâm niên của chúng tôi, hiện nay đang sinh sống ở quê hương của Bill Clinton.

Anh ĐV Cho sinh ra đời dưới ngôi sao "Trưởng lớp". Suốt cả thời trung học, không ai thay thế nổi anh trong chức vụ ấy. Ngày ấy, anh đă là anh lớn của tụi tôi, anh cao lớn, tóc bồng bềnh nghệ sĩ, tính t́nh hiền ḥa, thương bạn và chịu khó. Chức Trưởng lớp gắn liền với thành tích và tăm tiếng của toàn lớp. Có chuyện ǵ xảy ra là các giáo sư thường nắm Trưởng lớp trước tiên. Mà lớp chúng tôi năm Đệ tứ, đă có chuyện xảy ra thật. Th́nh ĺnh lớp mất sổ điểm. Cuốn sổ khổ lớn mỗi học sinh có một trang ghi điểm tất cả các môn học theo từng ngày trong tháng. Cuốn sổ quan trọng ấy tự dưng biến mất! Có lẽ trong lịch sử trường Phan Châu Trinh cho đến năm ấy, chưa từng có chuyện động trời như thế xảy ra. Mà lại nhằm vào năm chuẩn bị thi Trung học Đệ nhất cấp trên quy mô toàn quốc nữa. Không có sổ điểm lấy ǵ để thẩm định thành tích từng học sinh? Mà chuyện nầy lộ ra ngoài th́ uy tín của các bậc giáo chức cũng bị sứt mẻ. Các Thầy Cô tập họp tụi tôi lại, dỗ dành, khuyên răn, cả doạ nạt nữa, nhưng tha hồ cho các vị ṿ đầu bứt tai, ḥ hét khan cổ, chẳng có tṛ nào tiết lộ điều ǵ khả dĩ phát hiện được tung tích của cuốn sổ điểm. Suốt tháng, lớp tôi bị phạt, bị bêu xấu trước toàn thể học sinh trong trường, bị tra vấn, thôi th́ đủ thứ căng thẳng thần kinh. Khổ nhất là Trưởng lớp là người bị trên đánh xuống, dưới dộng lên, tha hồ ăn đ̣n cân năo. Mấy tay mang tiếng học kém cũng bị soi mói nghi ngờ. Vậy mà cuối cùng vẫn không có ai tiết lộ điều ǵ, học tṛ trong lớp hoặc không biết ất giáp ǵ, hoặc v́ t́nh bạn bè liên đới, mà chẳng ai hé môi cung ứng thông tin nào cả. Ban Giám học đành chịu thua, sinh hoạt học hành của lớp chúng tôi b́nh thường trở lại. 36 năm sau, anh Trưởng lớp vẫn c̣n nhớ, khi nhắc lại vụ ấy lại đ̣i xử tội tên bạn nào đă giấu cuốn sổ điểm. Bây giờ nếu biết được là ai, chắc anh ấy sẽ lôi thủ phạm ra bắt uống nguyên một két bia đền tội?

Nghịch phá đến mức đó chắc cũng đủ xứng danh "nhất quỷ, nh́ ba, thứ ba học tṛ" rồi. Lớp tôi cũng có vài tay nghịch phá, trong đó có N Đề nổi tiếng khắp trường. Thật ra, N Đề chỉ là người hay giễu, hay trêu chọc bạn bè trong lớp, làm rối sự im lặng trật tự cần thiết lúc Thầy Cô giảng bài, chứ anh không chơi những tṛ có ác ư. Anh chỉ hay nói đùa, hay đặt biệt danh, biệt hiệu bậy bạ cho bạn nầy bạn kia để cười đùa vậy thôi. Có lần Thầy Tiến dạy Lư Hoá mắng anh đại ư là: cứ đặt tên nầy tên kia cho người khác, thế tưởng tên ḿnh không ai đặt bày cho xấu ra được sao. Thầy phán: "Anh là Đề, Đề ǵ? Đề ... đốc ấy à!". Học tṛ cười theo, mà thật t́nh không hiểu cười chuyện ǵ, v́ có vẻ Thầy đă ... khen Đề chứ có chê ǵ đâu! Những năm Đệ nhất cấp, trong lớp có những anh cậy lớn bắt nạt những bạn nhỏ hơn, nhưng N Đề th́ không thế. Tôi c̣n thấy nhiều lần N Đề che chở bênh vực cho những đứa nhỏ, yếu nữa. Đặc biệt N Đề có tài nấu ăn rất ngon. Có một lần cả lớp đi cắm trại ở băi biển Mỹ Khê, đội tôi có N Đề nhận nấu cà-ri gà. Trời nắng chang chang, trong gió thổi tung bụi cát, chỉ có mấy tấm bạt che gió, cát, N Đề đă cởi trần xoay vần với mấy cục gạch dựng làm bếp, luôn tay chặt thịt, cắt khoai, nấu cà-ri. Mà tô cà-ri hôm ấy lại là tô cà-ri ngon nhất trong đời tôi. Có lẽ một phần v́ đợi lâu và đói quá, nhưng phần lớn cũng v́ Đề nấu rất ngon, quả thật danh bất hư truyền. Chẳng phải một ḿnh tôi, cả đội gần chục người ai cũng tấm tắt khen ngon. Mặc dù ăn xong, lúc rửa nồi th́ thấy cát đọng một lớp dày dưới đáy nồi.

Cũng tếu mà thân t́nh với bạn bè là T Liên. Anh là ngôi sao thể thao trong lớp. Ngày ấy, trong trường Phan Châu Trinh có sân bóng rổ mới, và về sau có thêm sân vũ cầu nữa. Vũ cầu th́ lớp tôi có Vô địch toàn trường ĐK Chính và Á địch TV Hùng có năm đă đại diện trường Phan Châu Trinh đi thi đấu với các trường trung học khác. Nhưng nam sinh tụi tôi th́ hầu như tất cả đều thích đá banh và bóng rổ. Có giờ rảnh chạy ngay xuống sân bóng rổ, được bạn nhường cho một cú banh, nhắm nhía rồi "thủ" một phát lọt vào rổ th́ thật là khoái chí. Lớp tôi có một đội bóng rổ hùng hậu, với TN Toàn, VV Bang, BV Đào, TK Quư, H Phúc, PV Cơ, LH Đức, ... mà thủ quân là T Liên. Các tuyển thủ bóng rổ của lớp dĩ nhiên là được chọn v́ tài nghệ vượt trội hơn cả, nhưng không chừng c̣n được tuyển chọn nhờ ... nhan sắc. V́ người nào cũng đẹp trai, cả khuôn mặt lẫn thân h́nh đều rất "bô". Mà ngày ấy, áo quần bóng rổ ngắn và bó sát người chứ không lùng thùng ḷng tḥng như bây giờ. Bộ áo quần ngắn ngủn, bó sát ấy làm nổi bật những ṿng ngực ṿng mông, rất là gợi cảm, nói theo chữ bây giờ là "xếch-xi". Quần bóng rổ ngắn quá nên các tuyển thủ thỉnh thoảng phải vừa chạy vừa kéo mép quần xuống một chút. Động tác vô thức nầy phổ biến đến nỗi đă trở thành nghi thức nề nếp của bóng rổ ngày ấy. Các nữ sinh thích đi xem và cổ vũ cho môn thể thao nầy hơn các môn khác.

T Liên đă là thủ quân và tuyển thủ rường cột số một trong đội bóng của lớp. Anh có những đường banh dẫn hoa mỹ, những cú "thủ" bay bướm mà hiệu quả. Đặc biệt là anh hay giễu trong lúc luyện tập, hay nói đùa, làm những động tác hư thực lừa banh. Chỉ khi nào ra trận thực sự th́ không đùa nữa, nghiêm túc và khẩn trương kiếm điểm cho đội nhà. T Liên c̣n là một tuyển thủ ṇng cốt trong đội bóng rổ của trường nữa.

Đội bóng rổ của trường có thủ quân là anh TT Dũng, thần tượng thể thao của tụi tôi. Anh đẹp trai, thân h́nh vừa phải, cân đối, có hơi trắng trẻo. Anh chơi giỏi nhiều môn: bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền, ..., môn nào anh cũng là thủ quân của đội bóng của trường, và môn nào anh cũng mang số 8. Lớp tôi cũng cung cấp nhiều cổ động viên nhiệt t́nh cho các trận thư hùng bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền với các trường trung học khác. Có thời kỳ khoảng 2, 3 năm liền, các đội bóng rổ, bóng đá của Phan Châu Trinh đă đoạt được nhiều giải thi đấu Đà Nẵng, Quảng Nam, và vang danh ở Huế nữa. Chúng tôi đă la hét cổ vơ các anh đến mỏi miệng khan cổ. Chúng tôi đă nh́n mê mẩn các anh trong bộ quần áo bóng rổ màu trắng số đỏ, sắp hàng một chạy ra thành ṿng tṛn giữa sân chào khán giả. Đă ḥ hét tung lồng ngực theo từng cú banh thủ lọt rổ đối phương, trên sân nhà hay ngay trên sân địch trường Tây Blaise Pascal hay trường Tàu Thọ Nhơn. Đă reo ḥ, kêu tên các anh trong đội bóng tṛn trường Phan Châu Trinh, những Dũng số 8, thủ quân kiêm trung phong, Nam số 5 trung ứng, Sung, Niên, Câu, Bền, Vững, Đĩnh,..., những anh hùng của chúng tôi trên sân cỏ Chi Lăng, nơi đă từng đón những bàn chân thần tượng Rạng, Tỷ, Vinh, Đực I, Đực II, ... của các đội bóng vô địch Việt Nam ngày ấy : Tổng Tham Mưu, Quan Thuế, AJS.

H́nh ảnh những thần tượng ấy khuyến khích chúng tôi yêu thích các môn thể thao đồng đội. Những giờ Thể dục, những giờ nghỉ bất ngờ, chúng tôi kéo nhau ra sân cỏ, quần thảo những trái banh lớn nhỏ nhiều cỡ, bằng da, bằng nhựa, có cả banh bằng giấy báo cuộn tṛn buộc dây cao su. Đá banh xong có nhiều hôm c̣n được các chị nhà gần sân, như LTK Cần, LTK Trinh, NT Huế, … cho uống nước giải khát nữa. Những bạn N Ḥa, ĐV Ḥa, ĐT Cẩm, NV Diên, TC An, TV Đào, LT Hưng, LV Kim, ND Kim, NV Kim, NP Hùng, NPK Hùng, Đ Thiệp, LM Trùy, NP Duyên, … có đá banh giỏi hay không th́ tôi không nhớ, v́ tôi chỉ nhớ được cú banh tuyệt diệu nào mà ḿnh đă làm bàn thôi, dù có thật hay chỉ là tưởng tượng. Nhưng ra sân th́ ai cũng vui thích, và dân chủ. Những vị-nể trong lớp không c̣n để ư nữa. Mặc dù trong lớp học th́ ĐV Ḥa giỏi Toán, LV Kim có thời rất giỏi Toán nhờ làm hết cuốn luyện toán Le Bossé, NP Duyên giỏi Toán và Pháp văn, … Đ Thiệp nổi tiếng v́ bài thuyết tŕnh về lịch sử Đà Nẵng mở đầu bằng câu: "Đà Nẵng ngày xưa là một cái vịnh ..." làm cả lớp cười rần lên, v́ bây giờ Đà Nẵng cũng vẫn c̣n là một cái vịnh. Anh hiền lành, quư mến bạn bè, ai chọc cũng chỉ cười vui vẻ, không để tâm giận ai.

LM Trùy thường không giỏi nhất môn nào, nhưng giỏi đều, và chiếm hạng cao trong hầu như tất cả các môn học. Trùy nghiêm trang, ít đùa nhưng có nụ cười tươi rất được cảm t́nh của bạn. Tôi có cảm tưởng Trùy thừa hưởng từ người mẹ đảm đang tính chịu khó, cần mẫn làm việc, cả trong việc học hành ở trường và việc chăm sóc các em Trùy nữa. Cậu em nhỏ của Trùy tên là Nghĩa hay bị tụi tôi trêu chọc v́ khuôn mặt bầu bỉnh trắng hồng xinh đẹp như con búp-bê, thường quấn quít bên anh như bóng với h́nh. Tôi nhớ Trùy thích nhạc và có cây đàn mandoline đôi khi cho bạn bè nghe vài khúc nhạc phổ biến ngày ấy. Sau nầy mới biết Trùy đă học nhạc với Giáo sư Phạm Nghệ, và hiện nay là một nhạc sĩ sáng tác và diễn tấu tài ba, lại thông thạo những phương tiện kỹ thuật hiện đại, kể cả máy tính, trong quá tŕnh sáng tác nhạc, cả hoà âm, diễn tấu nữa. Thành tựu nầy tất nhiên, v́ Trùy vốn hiếu học, đầy nghị lực và cần mẫn, những mục tiêu mà Trùy nhắm đến đều đạt thành tốt đẹp cả, như vào trường Điện ở Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ (nay là Đại học Bách Khoa), tốt nghiệp Kỹ Sư Điện lẫn Cao Học Kinh Doanh Chính Trị.

NP Duyên là tay lí lắc, hay chọc phá. Trong khi anh họ của Duyên, NT Phụng th́ ra vẻ nghiêm nghị. Hai tay nầy giỏi Pháp văn từ nhỏ, sau một lần biểu diễn cách phát âm chuẩn của chữ "la maison", NT Phụng mang biệt hiệu "la maison". Phụng hay đi trễ, mỗi lần vào lớp trễ lại trợn trừng mắt tṛn to để chặn trước "pre-emptive" bạn nào định buông lời trêu chọc. Do đấy, Phụng c̣n có biệt hiệu là "vua đi trễ". NP Duyên th́ lúc nào cũng dư năng lượng trong người, tay chân miệng mồm không ngừng chờ dịp chọc phá, không chừa lớn bé trai gái ǵ ráo. Ngay cả các ông bố cũng không thoát. Ngày ấy, đứa nào cũng cố giấu tên bố mẹ thật kỹ không cho bạn bè biết, v́ câu chọc, chửi nặng nề nhất là kèm tên bố mẹ vào đấy. Duyên đă t́m biết và ghép tên mấy ông bố của bạn thành câu : "Anh Tài mới kế nghiệp anh Doăn". Đặc biệt trong đó có cả tên bố của Duyên!

Thật ra, Duyên là một trong những học tṛ giỏi nhất trong lớp. Hay chọc ghẹo nhưng khi nghiêm nghị th́ cũng nghiêm nghị ra phết. Duyên và tôi đă có vài lần tranh luận nghiêm chỉnh về những chuyện không đùa được. Như trong khoảng thời gian có biến động miền Trung sau biến cố Phật giáo ở Huế, khởi đầu những ngày cuối của Đệ nhất Cộng hoà. Sinh viên Phật tử ở Huế như Hoàng văn Giàu, Vĩnh Kha, … phát động phong trào tranh đấu sôi nổi khắp miền Trung. Giới học sinh Đà Nẵng cũng sôi động và phân hoá. Trong một ngày đ́nh công băi thị toàn thành phố, Duyên và tôi đă ngồi lại trường suốt buổi chiều tranh căi nhiệt thành sôi nổi về tranh chấp tôn giáo và chính trị. T́nh h́nh căng thẳng đưa đến vụ biến động Thanh Bồ Đức Lợi, những tranh chấp đẫm máu đưa đến cái chết của bạn cùng lớp NT Thiện, người bạn cao lớn, hiền hoà mà tụi tôi có lần đă đến nhà bạn để cùng làm thủ công, cắt kính làm khối đa giác 8 mặt cho môn h́nh học không gian. Lúc ấy, Thiện đă là một sĩ quan vừa ra trường, nghe nói đă nằm chận lên lựu đạn sắp nổ, cứu được người chung quanh. Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc thành lập. Chúng tôi nao nức chờ đón cơ quan ngôn luận của Hội Đồng là tờ báo Lập Trường, mỗi tuần, và mê mẩn đọc các bài xă luận nẩy lửa, các bài châm biếm quyền lực rất sâu sắc, cay độc của Lập Trường, đặc biệt là của Cao Huy Thuần, bào huynh của Thầy CH Hoá sau nầy dạy Toán chúng tôi.

Nhưng dù tranh căi sôi nổi đến đâu đi nữa, Duyên và tôi vẫn không ngừng là bạn thân thiết của nhau. Trước ngày NP Duyên rời Đà Nẵng vào Saigon "du học", LM Trùy, NĐ Thống và tôi đă đến chơi với Duyên ở căn nhà gần biển Thanh B́nh. Tụi tôi kéo một chiếc ghe bơi ra biển dưới sự chỉ đạo của thuyền trưởng Duyên tự ngày đó đă phát tiết ra anh hoa Hải quân. Cảm giác bập bềnh trên sóng nước hôm ấy ḥa lẫn cảm giác chơi vơi vô định v́ sắp xa một người bạn thân vào chốn xa tắp và lạ lùng. Duyên vào học trong Saigon đâu một năm rồi lại trở về Phan Châu Trinh, không biết v́ con gái đất Saigon khó cua hay v́ con trai đất Saigon khó đua?

Khoảng thời gian ấy đă bắt đầu có những tiếng vọng bất trắc từ những chiến trường Quảng nam, và chuyện đi lính đă bắt đầu những ám ảnh cận kề trong đám học tṛ học thi "rớt tú tài anh đi trung sĩ". Một buổi chiều khi đợi đến giờ học tiếp, NV Kim kéo tôi ra góc sân nh́n ra đường Lê Lợi, đọc cho nghe bài thơ anh mới làm, lâu ngày tôi không c̣n nhớ ǵ ngoài hai câu : "Tôi bây chừ đứng im hơi, dừng chân thổ mộ nghe lời hoang vu". Đă có những người bạn cùng lớp mất niềm tin về tương lai v́ bị vây bọc thường trực bởi đe doạ của chiến tranh. Phải "đứng im hơi, dừng chân thổ mộ nghe lời hoang vu" vào lứa tuổi 15 - 17 như thế là một bi kịch dần dần phổ biến ở Việt Nam ngày ấy.

Năm Đệ nhị, lớp chúng tôi thực hiện một tập Đặc san. Tốn rất nhiều th́ giờ bàn căi về tên Đặc san, sau cùng "Niệm" do LTK Trinh đặt đă được chọn, có lẽ v́ nhiều ư nghĩa, và … mơ hồ. Nói là "kỷ niệm", "hoài niệm", cũng được, mà lại nghe có vẻ … siêu thoát. Đối với tụi tôi lúc bấy giờ th́ "thoát" hay không c̣n nhờ … Trời, nhưng "siêu" th́ ai cũng thích, càng khó hiểu càng … hay, có lẽ do ảnh hưởng của các bài viết thời thượng trên Sáng Tạo, Thế Kỷ Hai Mươi. H́nh b́a do hoạ sĩ L Hân phác hoạ theo mẫu một người đẹp trong trường, sau đó được Trưởng lớp cũng là hoạ sĩ tài hoa ĐV Cho điểm xuyết, đưa khắc bản gỗ và chọn màu in. H́nh một khuôn mặt con gái thanh tú, sóng tóc uốn lượn xơa dài. Không khác ǵ tóc các chị thời ấy. B́a in 2 màu đen và cam, anh ĐV Cho đă làm khổ thợ in rất lâu mới pha đúng màu ưng ư. B́a được in tại nhà in Trúc Mai miễn phí v́ Ông Giám đốc thương đám học tṛ nghèo nên in giúp. Trang ruột quay ronéo, có minh hoạ cẩn thận. Đặc san nầy đă có đóng góp dân chủ của tất cả các bạn trong lớp, là tinh hoa kết tụ của tất cả các ( … ừm) văn thi nhạc hoạ sĩ lớp tôi. Rất tiếc sau 40 năm biển dâu, chiến tranh khốc liệt, chắc chẳng ai c̣n giữ được kỷ vật quư báu ấy. Giá c̣n giữ được một bản để xem lại ngày trước ḿnh viết, vẽ … như thế nào, hẳn là thú vị và … mắc cỡ lắm.

Từ thời hậu đại học, tôi và L Hân vẫn giữ liên lạc với nhau. Qua bao nhiêu năm dâu biển đổi thay, Hân vẫn là người bạn nặng t́nh cảm, chịu khó với bạn bè. Trong con người khoa học kỹ thuật của một Kỹ sư Nguyên tử lực, Hân có tâm hồn nghệ sĩ gia truyền của một thi nhân. Mới đây, Hân vừa xuất bản tập thơ "T́nh Thơm Mấy Nhánh" thơm nức hương t́nh yêu học tṛ, được các nhà thơ, nhà phê b́nh thành danh cả người đọc trong và ngoài nước tán thưởng.

Qua Hân, từ tháng Giêng năm 2001, tôi liên lạc lại được với NP Duyên, ĐV Cho, và VN Long. Tụi tôi cùng nhau lập ra trang mạng http://www16.brinkster.com/phanchutrinh/ để làm nơi liên lạc cho tất cả bạn bè cùng lứa Phan Châu Trinh 58 - 65, để những bạn nào đă cùng chúng tôi chia sẻ kỷ niệm học chung lớp, dù một ngày, một tháng, một năm hay nhiều năm, mà bây giờ c̣n may mắn sống sót qua cuộc chiến Việt Nam 30 năm, đă cùng nhau trải qua 2 thế-kỷ, 2 thiên-niên-kỷ, t́m đến mà nhắc lại cho nhau những thân t́nh bạn bè cũ đang c̣n sống hay đă mất đi.

Năm 2001, tôi có dịp sang thăm gia đ́nh ở California, cũng qua L Hân, đă được gặp các bạn Phan Châu Trinh 65 : LH Liêm, TT Diệp, rồi nhờ vào t́nh thân và tài tổ chức của hai bạn nầy, đă được tham gia một buổi Họp mặt Phan Châu Trinh 65 Cali-2001 đầm ấm thân mật, gặp được các bạn NT Mỹ, PT Thu, PT Quỳnh Chi, LX Phong, L Lạc, LTK Trinh, PT Duyệt, ... và đặc biệt có TN Toàn từ Canada đến nữa. Tôi cũng đă được gặp lại NP Duyên, NH Để ở Bắc Cali. Mới đây nhóm điện thư PCT 65 liên lạc được với TK Quư, PV Thương, NN Cường. Gần đây lại có cuộc Họp mặt 2003 đông vui hơn nữa tại nhà bạn V Thiệu ở Nam Cali, có thêm các bạn N Đề, TĐ Thủy, NS Phú, LT Chẩn, ... thêm với hai bạn L Hân, TN Toàn từ Canada sang. Đặc biệt các bạn tham gia đă bầu ra một ban liên lạc - đại diện, và thiết lập một quỹ tương trợ Phan Châu Trinh 65, ngay sau đó đă thực hiện được hoạt động tương trợ hữu hiệu. Ban liên lạc - đại diện nầy gồm LH Liêm - V Thiệu là người đảm trách tổ chức, TT Diệp thư kư và LTK Trinh thủ quỹ, đang dựa vào thiên thời, địa lợi, nhân ḥa Nam Cali để xúc tiến việc liên kết Phan Châu Trinh 65.

Lứa Phan Châu Trinh 65 chúng tôi có được những nhà Kinh doanh, những chuyên viên Địa ốc, Tin học, những Kỹ sư, Kiến trúc sư, Luật sư, Giáo sư, Tiến sĩ, Dược sĩ, Tu sĩ, Sĩ quan quân đội ở cả hai phía trong cuộc chiến Việt nam ngày trước, và có cả những anh hùng, liệt sĩ nữa. Dù đă hay đang là ǵ đi nữa, tất cả chúng tôi đều hài ḷng và tự hào là bạn cùng lớp của nhau ở trường Trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng.

 

Phạm Vũ Thịnh

Sydney 11-2004

t4phamvu@hotmail.com

 

 

                  Lê Hân đứng trước cổng nhà NĐ Thống

 

Hàng đứng từ trái: Trọng tài, LH Đức, BV Đào, TN Toàn, VV Bang , H Phúc, PV Cơ, Trọng tài

Hàng ngồi từ trái: T Liên, cổ động viên: Hùng, ND Kim, và thủ moan TK Quư